Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nhiều dự án treo do doanh nghiệp “cố thủ” giữ đất

Quỳnh Trâm - 12:51, 23/07/2023

Tình trạng nhiều dự án treo và chậm tiến độ tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ách tắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực này. Mặc dù chính quyền đã đề xuất thu hồi đất, tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp vẫn “cố thủ” giữ đất và không chấp hành quy định.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển kinh tế rừng bền vững Toàn Cầu tại huyện Quan Sơn sau 10 năm vẫn án binh bất động, gây lãng phí quỹ đất tại địa phương.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển kinh tế rừng bền vững Toàn Cầu tại huyện Quan Sơn sau 10 năm vẫn "án binh bất động", gây lãng phí quỹ đất tại địa phương

Tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều dự án treo do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, không triển khai, gây bức xúc cho người dân và chính quyền địa phương. Người dân các huyện miền núi mong muốn tỉnh sớm thu hồi các dự án này và chuyển sang đầu tư các dự án khác về lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao thân thiện môi trường để tạo thêm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

"Đối với các dự án chậm triển khai, đối với các dự án chậm chưa quá 24 tháng thì các sở, ngành, địa phương phải đôn đốc thực hiện nếu vướng mắc thì phải phối hợp các cơ quan chức năng, yêu cầu nhà đầu tư báo cáo theo định kỳ. Trường hợp các nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ, chậm tiến độ, không triển khai dự án thì kiên quyết thu hồi đất các dự án vi phạm pháp luật về đất đai”.

Ông Lê Sỹ NghiêmGiám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa

Đơn cử tại huyện Quan Sơn, năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng Nhà máy Liên hiệp chế biến gỗ xuất khẩu rừng bền vững Toàn Cầu tại xã Trung Hạ, do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển kinh tế rừng bền vững Toàn Cầu làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp hứa hẹn đầu tư hơn 72 tỷ đồng, quy mô nhà máy công suất 60.000 bộ bàn ghế/năm trên tổng diện tích 30.000 m2. Thời gian khởi công năm 2013, dự kiến tháng 1/2014 hoàn thành. Sau thời gian rầm rộ ban đầu, tới nay dự án hoàn toàn ngưng trệ.

Ông Hà Văn Chiến - người dân xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn kiến nghị: “Nếu doanh nghiệp không đủ năng lực thì nên trả lại đất để người dân canh tác, hoặc cho doanh nghiệp khác đầu tư”.

Ông Trần Văn Bồi - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Sơn cho biết: Huyện đã nhiều lần tham mưu tỉnh thu hồi dự án này để bàn giao đơn vị khác. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quyết định của UBND tỉnh.

Tương tự, tại huyện Ngọc Lặc, năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định đồng ý cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Miền núi được thuê khu đất có diện tích 8.900 m2 để thực hiện dự án tổ hợp khách sạn nhà hàng tại thị trấn Ngọc Lặc. Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư mới chỉ san lấp mặt bằng, xây tường rào và đào đất xây móng công trình rồi bỏ hoang khu đất.

Được biết, dự án này được UBND tỉnh gia hạn nhiều lần, nhưng không có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẽ triển khai. Giờ đây trở thành nơi đổ và tập kết xe rác và rác thải gây bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Nhiều dự án tại khu vực miền núi Thanh Hóa bỏ hoang, trong khi người dân không có đất sản xuất
Nhiều dự án tại khu vực miền núi Thanh Hóa bỏ hoang, trong khi người dân không có đất sản xuất

Ông Phạm Văn Đồng - Chủ tịch UBND thị trấn Ngọc Lặc cho biết: “Khu đất này nằm ở trung tâm thị trấn, giá trị rất cao, tôi thấy lãng phí nguồn lực. Đề nghị cấp thẩm quyền thu hồi bàn giao cho địa phương quản lý”.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng nâng cao chất lượng tham mưu chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư dự án; đánh giá đúng năng lực nhà đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, tính khả thi trong triển khai dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Đặc biệt, không chấp nhận nhà đầu tư năng lực tài chính, năng lực triển khai thực hiện dự án hạn chế, không đảm bảo nguồn vốn và năng lực để hoàn thành đầu tư dự án; có dấu hiệu đầu cơ giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời, không có ý định đầu tư.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.