Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Thanh Hóa: Người dân mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ bảo vệ rừng

PV - 11:11, 03/06/2019

Theo Nghị định 75/2015 NĐ-CP của Chính phủ (NĐ75) về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước sẽ chi trả tiền hỗ trợ 400.000 đồng/năm/ha cho các hộ dân nhận giao khoán bảo vệ rừng. Thế nhưng thực tế nhiều năm qua, tại tỉnh Thanh Hóa người dân chỉ được nhận từ 150.000-260.000 đồng/ha.

Người dân bảo vệ rừng ở Thanh Hóa đang mòn mỏi chờ đợi tiền chi trả bảo vệ và phát triển rừng. Người dân bảo vệ rừng ở Thanh Hóa đang mòn mỏi chờ đợi tiền chi trả bảo vệ và phát triển rừng.

Người dân bức xúc

Ông Hà Văn Măng, Trưởng bản Phe, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, cho biết: “Đối với người dân miền núi chúng tôi, từ bao đời nay đã quen sống dựa vào rừng. Từ khi Nhà nước ban hành chính sách đóng cửa rừng, dù khó khăn đến mấy chúng tôi cũng giữ rừng để rừng không bị xâm phạm. Bảo vệ rừng, chúng tôi mong nhận được hỗ trợ tiền chi trả môi trường rừng của Nhà nước để duy trì cuộc sống. Thế nhưng, số tiền này vốn đã ít, khi đến với người dân lại chẳng còn bao nhiêu”.

“Gia đình tôi được giao 4ha rừng sản xuất để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh. Theo NĐ75 thì gia đình tôi sẽ được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm, thế nhưng nhiều năm qua, gia đình chỉ nhận được từ 150.000-260.000 đồng/ha. Cụ thể, năm 2017, tôi chỉ nhận được 263.000 đồng/ha, năm 2018 là 151.000 đồng/ha”, ông Măng cho biết.

Tương tự, ông Vi Văn Lưng, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cũng thông tin: gia đình ông được thụ hưởng chính sách này, năm 2017 ông được nhận 263.000 đồng/ha, và đến năm 2018 số tiền tụt xuống còn 151.000 đồng/ha.

Trả lời về vấn đề này, ông Hà Văn Toản, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quan Sơn cũng xác nhận: Năm 2018, huyện Quan Sơn có 303 hộ được phê duyệt hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, với diện tích 7.998ha; diện tích khoán bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất là 35.863ha, có 41.193 hộ tham gia. Với nguồn kinh phí được phân bổ, năm 2017, huyện chi trả cho dân tiền nhận khoán bảo vệ rừng là 263.000 đồng/ha; năm 2018 giảm xuống còn 151.000 đồng/ha.

“Cấp trên cấp kinh phí về bao nhiêu, huyện bố trí giải ngân cho dân chứ không sử dụng vào việc khác”, ông Toản nói.

Cần sớm cấp đủ cho người dân

Ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Huyện đã kiến nghị với các đoàn giám sát Quốc hội, khi Chính phủ ban hành định mức thì phải bố trí đúng theo định mức, nhưng do ngân sách của tỉnh còn khó khăn nên việc cấp chưa đúng”.

Tương tự, qua tìm hiểu ở các huyện khác của tỉnh Thanh Hóa được thụ hưởng chính sách này đều trong tình trạng tương tự. Ông Phạm Chí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo NĐ75, Thanh Hóa có 7 huyện triển khai chính sách, với diện tích 210.160ha. Đơn vị xây dựng kế hoạch hỗ trợ 400.000 đồng/ha. Tuy nhiên, nguồn ngân sách Trung ương chỉ bố trí được 34,115 tỷ đồng cho 3 năm, sau khi trừ các khoản chỉ còn 151.000 đồng/ha.

“Mặc dù chính sách đưa ra 400.000 đồng/ha nhưng hiện chỉ cấp được 150.000-200.000 đồng/ha. Nếu tỉnh nào có tiềm lực thì có thể bổ sung nhưng Thanh Hóa không có nguồn lực nên phải báo cáo Trung ương để cân đối”, ông Dũng cho hay.

Như vậy, chi trả thiếu tiền chính sách bảo vệ rừng cho người dân đã diễn ra lâu nay, nhưng ngay cả chính quyền cũng không biết, số tiền còn thiếu liệu có được chi trả cho người dân hay không.

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đã ký văn bản gửi các Bộ: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong đó UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các Bộ xem xét tổng hợp báo cáo Thủ tướng phê duyệt bổ sung ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chương tình mục tiêu phát triển lâm nghiệp”.

Qua công văn này cho thấy, việc cấp tiền đúng, đủ cho người dân bảo vệ rừng theo cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại địa phương này vẫn phải chờ và đợi.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!