Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Đầu tư dự án thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng DTTS và miền núi

Quỳnh Trâm - 11:28, 28/10/2021

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa, dịch vụ của Nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong khu vực, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 129/2021/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát.

Cơ sở hạ tầng các bản huyện vùng cao Mường Lát còn nhiều khó khăn
Cơ sở hạ tầng các bản huyện vùng cao Mường Lát còn nhiều khó khăn

Quy mô đầu tư nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài có chiều dài khoảng 20 km đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông cấp B theo tiêu chuẩn TCVN 10380:2014, chiều rộng mặt đường Bm = 3m; chiều rộng nền đường Bn = 4,0m, Blđ = 2x0,5 = lm. Phần công trình thoát nước thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông và bê tông cốt thép, tải trọng thiết kế H13-X60, tần suất thiết kế p=4% đối với nền đường, cầu nhỏ, cống. Dự án thuộc nhóm B, lĩnh vực đầu tư giao thông với tổng mức đầu tư không quá 110 tỷ đồng.

Tiếp đó, HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Nghị quyết số 130/2021/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy nước sạch huyện Mường Lát với mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho Nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn Mường Lát, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân địa phương.

Nhà máy nước sạch huyện Mường Lát có quy mô đầu tư gồm trạm xử lý và cấp nước công suất 1.200 m3/ngày đêm; trong đó, có các hạng mục công trình thu đầu nguồn; hồ dự trữ nước thô; trạm bơm cấp 1; cụm lắng lọc xử lý nước mặt; 2 bể dự trữ nước sạch; trạm bơm cấp 2; nhà hóa chất; nhà quản lý điều hành; tường kè chống sạt lở; nhà kho; hồ lắng nước thải; hệ thống điện, trạm biến áp; bãi tập kết vật tư ống; sân đường nội bộ; không gian cây xanh và lưu không.

Cùng với nhà máy nước, là tuyến ống cấp nước sạch gồm ống cấp truyền tải và phân phối có đường kính DI10 - D225, sử dụng ống nhựa HDPE, nối bằng khâu nối thẳng và phương pháp hàn, chiều dài khoảng 7.400 m. Tuyến ống cấp nước nhánh và vào các hộ sử dụng có đường kính từ D21- D90, sử dụng ống nhựa HDPE, nối bằng khâu nối thẳng và phương pháp hàn, chiều dài khoảng 19.700 m.

Dự án thuộc nhóm C, lĩnh vực đầu tư cấp nước với tổng mức đầu tư không quá 33,342 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh. Dự án khi hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện vùng DTTS và miền núi của tỉnh./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.