Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Quỳnh Trâm - 18:29, 11/08/2022

Nhân dịp kỷ niệm 61 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2022), Thường trực tỉnh Hội và Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức thăm và tặng quà cho 10.187 nạn nhân da cam, với tổng trị giá trên 3,141 tỷ đồng.

Tỉnh đã trích ngân sách tặng 9.260 suất quà cho 9.260 nạn nhân da cam là đối tượng người có công, mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng, tổng trị giá 2,778 tỷ đồng. Tỉnh Hội đã trích từ nguồn Quỹ vận động, kêu gọi thăm và tặng quà cho 305 nạn nhân da cam, mỗi suất trị giá 500.000 đồng. Tổng trị giá 152,5 triệu đồng.

Tại cơ sở, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin các huyện, thị xã, thành phố đã thăm hỏi, tặng quà cho 520 nạn nhân da cam, mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng, tổng trị giá 156 triệu đồng.

Các y, bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà nạn nhân chất độc da cam và đối tượng chính sách tại Thanh Hóa
Các y, bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà nạn nhân chất độc da cam và đối tượng chính sách tại Thanh Hóa

Đặc biệt, trong dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Tp. Thanh Hóa đã vận động các nhà tài trợ tổ chức trao quà cho 102 nạn nhân da cam, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng và trao 2 xe đạp cho 2 cháu là cháu của nạn nhân da cam có học lực khá. Tổng trị giá quà tặng 55 triệu đồng.

Đây là những phần quà ý nghĩa, nhằm động viên, chia sẻ, giúp xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân chất độc da cam nói riêng và gia đình các nạn nhân nói chung đang phải gánh chịu.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.