Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Cần tăng cường vận động nông dân ứng dụng KHKT

Quỳnh Trâm - 09:40, 28/04/2020

Qua thực tiễn sản xuất, trồng trọt tại nhiều địa phương cho thấy, nơi nào người nông dân biết vận dụng, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, thì nơi đó năng suất, chất lượng cây trồng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc vận động người dân bỏ dần lối canh tác manh mún, phụ thuộc vào thời tiết theo tập quán cũ để tiếp cận với phương pháp sản xuất hiện đại là cân thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cẩm Thủy đã đưa cây gai xanh vào sản xuất, nâng giá trị thu nhập tăng lên 3-5 lần so với cây trồng cũ
Nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cẩm Thủy đã đưa cây gai xanh vào sản xuất, nâng giá trị thu nhập tăng lên 3-5 lần so với cây trồng cũ

Ở nhiều huyện miền núi Thanh Hóa đang ngày càng xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Như ở huyện Cẩm Thủy, từ năm 2016 đến nay, huyện đã mở các lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật gieo cấy vụ mùa, kỹ thuật chăn nuôi,... cho người dân. 

Huyện cũng đã khuyến khích người dân thay thế bằng các giống lúa mới, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng (như: Lam Sơn 8, Thiên Ưu 8, DQ11...); đồng thời chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu, ngô, cỏ làm thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả... Nhờ ứng dụng KHKT, giá trị thu nhập bình quân của nông dân Cẩm Thủy tăng lên 3 - 5 lần so với cây trồng cũ. 

Tuy nhiên, theo khảo sát, vẫn còn rất nhiều hộ dân chưa mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất. Hầu hết, người dân vẫn sản xuất theo tập quán cũ, quy mô nhỏ lẻ nên hiệu quả năng suất thấp. Nguyên nhân nông dân vẫn lo ngại, khi ứng dụng KHKT năng suất cây trồng cao nhưng bước đầu sẽ tốn kém, trong khi đó, tình trạng “được mùa, mất giá” vẫn diễn ra thường xuyên.

Tại huyện Như Thanh, những năm qua, huyện đã chú trọng chuyển giao tiến bộ KHKT cho bà con nông dân bằng việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Qua đó, nhiều hộ dân đã từng bước áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, đến khâu bảo quản và chế biến nông sản.

 Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp của huyện cũng chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng KHKT như: Mô hình mạ khay, máy cấy; trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và trong nhà lưới... 

Huyện cũng đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... Trong chăn nuôi, huyện đang chỉ đạo chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, áp dụng công nghệ sinh học, như: Hầm biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm balasa,... sử dụng các giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao... 

Theo ông Vũ Hữu Tuấn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát sinh nhiều; ảnh hưởng bởi tập quán canh tác cũ… do đó các hộ không mạnh dạn để thay đổi tư duy sản xuất. 

“Bên cạnh đó, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân không đều nên địa phương cũng chưa thúc đẩy được việc phổ biến áp dụng phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng; một số kết quả nghiên cứu KHKT có khả năng ứng dụng nhưng chưa được nhân rộng”, ông Tuấn cho biết.

Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát sinh nhiều; ảnh hưởng bởi tập quán canh tác cũ… do đó các hộ không mạnh dạn để thay đổi tư duy sản xuất”.

Ông Vũ Hữu Tuấn, 

Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.