Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thẩm tra sơ bộ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Huyền - 21:26, 08/05/2020

Ngày 8/5, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tổ chức phiên họp Thường trực HĐDT mở rộng thẩm tra sơ bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chủ trì phiên họp.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến trình bày Tờ trình về Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến trình bày Tờ trình về Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến khẳng định: “Việc quyết định đầu tư Chương trình MTQG là rất cần thiết. Xây dựng Chương trình MTQG là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019. Đồng thời, Chương trình MTQG sẽ góp phần tích cực để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc hiện nay”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh tên Chương trình là “Chương trình MTQG phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình MTQG gồm 10 dự án thành phần và các tiểu dự án; với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...

Chương trình thực hiện ở địa bàn vùng DTTS&MN là các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% trở lên. Đối tượng thụ hưởng Chương trình là thôn, bản, buôn, làng, ấp... xã vùng đồng bào DTTS&MN; hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng ĐBKK. 

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu thống nhất, tán thành cao với sự cần thiết ban hành Chương trình và cho rằng việc thực hiện Chương trình sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Các đại biểu đánh giá cao UBDT với tinh thần trách nhiệm cao, cách làm mới, đã xây dựng Chương trình rất công phu, chu đáo. Chương trình MTQG đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi thực hiện. Các đại biểu đồng tình với đề xuất đổi tên Chương trình thành “Chương trình MTQG phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Để hoàn thiện và thực hiện tốt Chương trình, các đại biểu cho rằng, cần quan tâm, xem xét các vấn đề, như: Tính toán kỹ lưỡng tính khả thi của từng dự án, tiểu dự án để đầu tư có trọng điểm; điều chỉnh lại một số tiểu dự án cho phù hợp; thống nhất với các chỉ tiêu đặt ra trong Đề án Tổng thể; làm rõ hơn việc tích hợp các chính sách để không trùng lắp với các chương trình, dự án khác; đánh giá rõ hơn tình hình KT-XH của các DTTS rất ít người, chất lượng nguồn nhân lực người DTTS, tác động của mạng xã hội đến vùng DTTS, những khó khăn của địa bàn vùng cao, vùng biên giới; làm rõ cơ chế thực hiện, cách làm; tăng cường phân cấp trách nhiệm cho địa phương; các chính sách hướng tới khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào DTTS&MN…

Phát biểu, giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đánh giá cao và cảm ơn những ý kiến phát biểu góp ý của các đại biểu và cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội trong thời gian tới. 

Kết luận phiên họp, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Hà Ngọc Chiến khẳng định, đây là chương trình tập trung cho vùng nghèo nhất, vì vậy cần được ưu tiên, như vậy mới rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Chủ tịch HĐDT của Quốc hội đề nghị, UBDT tiếp tục làm rõ tính khả thi; đánh giá việc bố trí vốn cho từng năm, gắn với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; giải trình rõ hơn việc tích hợp chính sách; xem xét thêm về tên gọi, nội dung một số dự án, tiểu dự án; xem xét cơ chế đặc thù…

Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Hà Ngọc Chiến mong rằng, các Ủy ban của Quốc hội sớm có văn bản chính thức để HĐDT hoàn thiện báo cáo thẩm tra. HĐDT và UBDT tiếp tục phối hợp chuẩn bị tốt nhất các hồ sơ của Chương trình để trình Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp tới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.