Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thái Nguyên: Tích cực triển khai công tác bình đẳng giới

Hoàng Phúc - 20:19, 08/11/2023

Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, với việc triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8 của chương trình MTQG 1719), nhiều hội viên hội phụ nữ các cấp của tỉnh đã được được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình, qua đó, giúp chị em biết cách bảo vệ, phòng tránh hiệu quả..

Các thành viên của mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” ở xã Quang Sơn (Đồng Hỷ) tiếp nhận, sắp xếp các vật dụng được hỗ trợ cho mô hình
Các thành viên của mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” ở xã Quang Sơn (Đồng Hỷ) tiếp nhận, sắp xếp các vật dụng được hỗ trợ cho mô hình

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 1,3 triệu người, trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 51,1% và lực lượng lao động là nữ chiếm 50,6%. Xác định bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới.  Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là một nguồn lực rất quan trọng và bền vững để triển khai các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh, đóng góp tích cực trong công tác bình đẳng giới tại Thái Nguyên.

Tại buổi ra mắt và tập huấn mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” ở xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, các vật dụng do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh hỗ trợ bao gồm: Giường, tủ, chăn, màn, tủ thuốc, bếp ga, đồ dùng nhà bếp… được các chị em sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp. Tại buổi ra mắt, các chị em đã chăm chú lắng nghe, ghi chép, tương tác với giảng viên, tuyên truyền viên về cách thức tổ chức hoạt động, quản lý mô hình. Chị Phạm Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Quang Sơn cho biết: Mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cồng đồng” có ý nghĩa thiết thực đối với chị em phụ nữ ở xã vùng xa còn nhiều khó khăn như Quang Sơn. Qua mô hình, chị em được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình. Đặc biệt là hiểu hơn về cách thức phòng, chống các hành vi xâm hại đối với trẻ em để từ đó bảo vệ, hướng dẫn con em mình biết và phòng tránh hiệu quả.

Cùng với xã Quang Sơn, Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ra mắt được 7 mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" tại 6/6 huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình. Các “Địa chỉ tin cậy” đều công khai phương thức liên lạc với chủ tịch hội LHPN, trưởng công an xã, cán bộ chính sách các cấp, nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân bị bạo hành, có nơi tạm lánh; đảm bảo bí mật an toàn cho nạn nhân và người báo tin.

Các thành viên dự liên hoan các mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em tham gian trưng bày giới thiệu tài liệu về bình đẳng giới ngày 5-6/ vừa qua.
Các thành viên dự liên hoan các mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em tham gian trưng bày giới thiệu tài liệu về bình đẳng giới

Bên cạnh mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng", hai mô hình nòng cốt khác của Dự án 8 là Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" và "Tổ truyền thông tại cộng đồng" cũng được thành lập, bước đầu đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập được 151 tổ truyền thông cộng đồng và 11 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

Ngoài việc thành lập các mô hình, các cấp hội LHPN đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức 81 lớp tập huấn nâng cao năng lực triển khai một số mô hình, hoạt động của Dự án; tập huấn giám sát đánh giá về bình đẳng giới, phát triển năng lực lồng ghép giới... cho hơn 3.500 người dân ở vùng dân tộc thiểu số; tổ chức 16 chương trình truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn giới mẫu trong gia đình và cộng đồng cho gần 3.000 hội viên, phụ nữ và người dân trên địa bàn các xóm, xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện thực hiện Dự án.

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, bao gồm hoạt động phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới... Qua đó phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu của Dự án 8 đề ra đến năm 2025: Toàn tỉnh thành lập và duy trì hoạt động của 142 tổ truyền thông cộng đồng; 60 tổ tiết kiệm vay vốn; 50 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0; 27 địa chỉ tin cậy cộng đồng; 80% số phụ nữ thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn…

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận