Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên: Hoạch định chính sách sau cuộc điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Mỹ Dung - 10:37, 03/11/2024

Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thống kê và ngành Dân tộc, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS, năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành đúng kế hoạch. Tuy nhiên, cuộc điều tra, thu thập thông tin kết thúc chưa được bao lâu, tỉnh đã phải chịu nhiều thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi). Thực tế này, đã được các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách quan tâm để điều chỉnh trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách dân tộc dựa trên những thông tin thu thập.

Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS tỉnh Thái Nguyên
Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS tỉnh Thái Nguyên

Đảm bảo chất lượng và tiến độ điều tra

Là tỉnh miền núi và vùng đồng bào DTTS sinh sống, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS, năm 2024 (cuộc điều tra thực trạng 53 DTTS) được thực hiện trên tất cả các huyện, thị, thành phố. Theo đó, toàn tỉnh Thái Nguyên có 129 xã thuộc diện phải điều tra, thu thập thông tin. Tổng  số hộ ở các xã là 58 nghìn hộ dân ở 421 địa bàn, trong đó có khoảng 17,8 nghìn hộ được điều tra, thu thập thông tin.

Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra, kế hoạch thực hiện cuộc điều tra được tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị khá kỹ lưỡng, trong đó, Ban Dân tộc, Cục Thống kê được giao chủ trì, phối hợp với với cơ quan, đơn vị, các địa phương triển khai các nội dung công việc. Đặc biệt, cùng với những nội dung được yêu cầu trong mẫu phiếu điều tra chung trên phạm vi toàn quốc, Thái Nguyên còn bổ sung thêm một số thông tin, trong đó có thông tin thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và tình hình thực tế tại địa phương, các đơn vị đã tuyển chọn lực lượng tham gia điều tra, đồng thời tổ chức  tập huấn nghiệp vụ cũng được triển khai, đảm bảo yêu cầu.

Bà Bạch Thị Tình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên thông tin: Các Điều tra viên được chọn là những người có đủ khả năng thực hiện công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia tập huấn đầy đủ, nắm bắt tốt các vấn đề yêu cầu trong nghiệp vụ. "Đặc biệt, các Điều tra viên hầu hết am hiểu văn hóa của người DTTS và am hiểu về địa bàn được phân công thực hiện điều tra; sử dụng thành thạo điện thoại thông minh để thực hiện phiếu điện tử trong điều tra”.

Các điều tra viên sử dụng thành thạo điện thoại thông minh phục vụ cho cuộc điều tra
Các Điều tra viên sử dụng thành thạo điện thoại thông minh, phục vụ hiệu quả cho công tác thu thập, nhập dữ liệu thông tin từ cuộc điều tra

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc, Cục thống kê tỉnh và các đơn vị liên quan, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp về tầm quan trọng của cuộc điều tra thực trạng 53 DTTS lần này. 

Đồng thời, yêu cầu các lực lượng tham gia điều tra thực hiện nghiêm túc về bảo mật thông tin theo Luật Thống kê và các quy định hiện hành. Từ đó, giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời.

Bà Vũ Thị Bích Liên, Bí thư Đảng ủy xã La Hiên (huyện Võ Nhai), cho biết: “Là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống nên chúng tôi rất quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ ý nghĩa; cũng như tầm quan trọng của cuộc điều tra thực trạng 53 DTTS. Nhờ đó, bà con đều rất phối hợp trong quá trình Điều tra viên tiến hành thu thập thông tin tại hộ, đảm bảo theo đúng tiến độ đã đề ra”.

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, cố gắng, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng tham gia điều tra, giám sát, sự tận tâm của lực lượng Điều tra viên và phối hợp của người dân, công tác thu thập thông tin cuộc điều tra thực trạng 53 DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành đúng phương án đề ra. Đến ngày 15/8 đã tổ chức thu thập thông tin được 17.890 hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch.

Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại từ cơn bão số 3
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại từ cơn bão số 3

Cần đánh giá tác động sau bão số 3

Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu, thì tỉnh Thái Nguyên đã hứng chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3. Do ảnh hưởng của bão số 3 (từ ngày 06/9 đến ngày 11/9/2024), đã làm thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên có 08 người chết, 538 nhà bị hư hỏng, 93 điểm trường bị hư hỏng, hàng trăm nghìn ha nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại, 783 điểm giao thông bị sạt lở,... Ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng gần 860 tỷ đồng.

Để kịp thời khắc phục nhanh các thiệt hại, hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, các địa phương, đơn vị tập trung triển khai hỗ trợ người dân rà soát, thống kê toàn bộ thiệt hại, làm cơ sở hỗ trợ khắc phục thiên tai, khắc phục sản xuất.

Trao đổi về những tác động ảnh hưởng toàn diện đến bức tranh kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là đối với đồng bào DTTS sau cơn bão số 3, bà Bạch Thị Tình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS của Thái Nguyên sẽ có nhiều thay đổi, tuy nhiên những thông tin, số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS được tính theo thời điểm kết thúc cuộc điều tra. "Đối với những ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở đất, các thiết chế văn hóa và thông tin… ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn thì khi thực hiện các chính sách chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế", bà Tinh cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.