Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên dẫn đầu nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Minh Thu - 16:37, 15/11/2024

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với Tổ công tác số 4 và Tổ công tác số 7 về kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, tỷ lệ giải ngân 10 tháng của 10 bộ, cơ quan Trung ương và 11 địa phương đạt 59,8% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước.

Thái Nguyên dẫn đầu trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.
Thái Nguyên dẫn đầu trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước

Trong đó, 4 cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước, gồm: Đài Truyền hình Việt Nam (đạt 100%); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đạt 84,83%); Đài Tiếng nói Việt Nam (đạt 67,63%); Kiểm toán Nhà nước (đạt 53,02%).

Cùng với đó, 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước, gồm; Thái Nguyên 85,14%; Lào Cai 77,29%; Bắc Kạn 65,95%; Tuyên Quang 59,68%; Điện Biên 58,38%; Yên Bái 57,23%; Sơn La 57,03%; Lạng Sơn 53,76%).

Qua phản ánh của các bộ, địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công có nhiều khó khăn. Trong đó: nguồn cung vật liệu xây dựng khan hiếm; việc triển khai nguồn vốn thu sử dụng đất còn phụ thuộc vào tiến độ thu ngân sách của các đơn vị, các huyện, thành phố; giá đất theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được duyệt thường có sự chênh lệch lớn so với giá trị thực tế ngoài thị trường...

Đối với các chương trình MTQG gặp nhiều vướng mắc do văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là hướng dẫn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

Nguyên nhân cơ bản một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ, nhất là năng lực quản lý nhà nước về tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản, thẩm định, thực hiện các chương trình MTQG và năng lực tổ chức triển khai xây dựng dự án.

Một số nhà thầu chưa thật sự quyết tâm tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực, tăng ca, tăng kíp để thi công. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong triển khai có lúc, có việc chưa chặt chẽ, còn lúng túng...

Tại Hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian đối với một số dự án; bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án ở các địa phương; xem xét điều chỉnh vốn đối với một số dự án...

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.