Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Mỹ Dung - 11:53, 26/11/2024

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.

Người dân phấn khởi chăm nuôi bò giống được hỗ trợ
Người dân phấn khởi chăn nuôi bò giống được hỗ trợ

Các hộ thụ hưởng chính sách được tham gia lựa chọn con giống

Là một trong những xã còn khó khăn của huyện Phú Bình, những năm qua, xã Tân Khánh được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước về con giống, cây trồng để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Trong đó, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, là một trong những chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, ý nghĩa, góp phần trực tiếp vào kết quả giảm nghèo tại địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Trường, xóm La Tú, xã Tân Khánh phấn khởi nói: “Chúng tôi đã được đến tận nơi trại bò theo đúng như ý nguyện của người dân, chọn con bò đánh dấu số rõ ràng. Thủ tục giấy tờ cán bộ cũng hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc con bò để sinh sản ra bê con khỏe mạnh, giúp gia đình sớm thoát nghèo”.

Theo đó, mỗi hộ sẽ được nhận một con bò cái giống lai Sind trọng lượng dao động từ 200 đến 240 kg/con, có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đúng quy định. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống và cam kết duy trì Dự án tối thiểu là 3 năm. 

Để đảm bảo mục tiêu của Dự án đã đề ra, trước khi bàn giao bò giống sinh sản, các hộ đã đươc cán bộ chuyên môn tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách làm chuồng trại, cách xử lý một số bệnh thường gặp ở bò để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Tại xã Cù Vân (huyện Đại Từ), mô hình chăn nuôi bò sinh sản cũng đã mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ dân. Ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, đất đai rộng để trồng cỏ, lúa, ngô, chuối, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho bò phát triển. Với việc được lựa chọn con bò theo ý mình, người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi và yên tâm. Các hộ dân được hỗ trợ bò cũng như được tập huấn kỹ thuật rất cụ thể, đúng quy trình nên bò sinh trưởng tốt, khỏe mạnh”.

Chú trọng chất lượng con giống

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai Dự án tại địa bàn huyện Phú Bình và Đại Từ, với tổng số 74 con. Mỗi con bò giống hỗ trợ đều được đánh số rõ ràng và đây cũng là những con bò do chính tay các hộ tham gia Dự án đến tham quan trực tiếp và chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.

Những con bò giống hỗ trợ do người dân chọn đều được đánh số rõ ràng
Những con bò giống hỗ trợ do người dân chọn đều được đánh số rõ ràng

Theo lời cán bộ chuyên ngành của Trung tâm Khuyến nông, con bò giống được hỗ trợ phải đáp ứng một số tiêu chí như: Có nguồn gốc Việt Nam; có màu vàng cánh gián, lông mượt tự nhiên; không bị dị tật, đầu dài, trán dô, tai cúp, yếm phát triển, vai u, chân cao, mình ngắn; bò có từ 15-18 tháng tuổi và đã được tiêm phòng các loại vắc-xin theo quy định.

Chị Nguyễn Thị Lương, Trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên nhấn mạnh, ngoài việc tổ chức cho người dân đi tham quan tại các đơn vị cung cấp giống, Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn trước và sau khi nhận bò để phổ biến kiến thức về kỹ thuật chọn và chăm sóc giống bò cái sinh sản. 

Cùng với đó, Trung tâm đã bám sát địa bàn, phối hợp với các xã, các hộ tham gia Dự án để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trên thực tế, dự án triển khai có nhiều thuận lợi, các chế độ, chính sách được triển khai nhanh với các văn bản hướng dẫn cụ thể, đã giúp người dân trên địa bàn được hỗ trợ con giống rất phấn khởi và quyết tâm nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.