Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Lan ghi nhận gần 1000 ca nhiễm mới trong một ngày

PV - 09:48, 14/04/2021

Thái Lan thông báo ghi nhận 965 ca mắc mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca mắc lên 34.575 ca, trong đó 97 ca tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới gần mốc 1.000 ca.

Thái Lan ghi nhận trong 3 ngày liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức gần 1000 người/ngày (Ảnh: Bangkok Post)
Thái Lan ghi nhận trong 3 ngày liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức gần 1000 người/ngày (Ảnh: Bangkok Post)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 14/4 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 137.938.231 ca, trong 2.969.893 ca tử vong và 110.858.908 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 668.126 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là 71.589 ca và 770 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 32.063.430 ca và 577.131 ca.

Với số ca nhiễm mới cao kỷ lục 185.248 ca trong ngày 13/4, Ấn Độ vượt Brazil trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch. Đây là mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch ở nước này. Số ca tử vong ghi nhận cùng ngày cũng ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua, với 1.026 ca. Hiện, tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ đã lên tới 13.871.321 ca, trong đó 172.115 ca tử vong.

Brazil trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 13.599.994 ca và số ca tử vong là 358.425. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 78.585 ca nhiễm mới. Trong khi đó, Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với 209.702 ca, tổng số ca nhiễm ở nước này là 2.281.840 ca.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (41.948.880 ca). Với 36.980.720 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 31863.313 ca và Nam Mỹ với 22.676.431 ca. Châu Phi (4.408.010 ca) và châu Đại Dương (60.156 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại Bắc Mỹ, Mexico là quốc gia có số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai (sau Mỹ - quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca mắc và tử vong). Hiện, Mexico ghi nhận 2.281.840 ca nhiễm, 209.702 ca tử vong.

Tại Nam Mỹ, sau Brazil, Colombia là nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai bởi đại dịch với 2.552.937 ca nhiễm, trong đó 66.156 ca đã tử vong.

Tại châu Phi, Nam Phi vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm với 1.559.960 ca, trong đó 53.423 ca đã tử vong.

Châu Đại Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch. Trong đó, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 29.426 ca, trong đó 910 ca đã tử vong.

Tại châu Âu, Pháp là quốc gia dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 với 5.106.329 ca, trong đó 99.480 ca đã tử vong. Trong ngày 14/4, nước này ghi nhận thêm 39.113 ca nhiễm mới. Bộ Y tế Pháp cho biết số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong các khu chăm sóc đặc biệt đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, dù nước này đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc mới. Đáng chú ý, số ca nhiễm tại Pháp tăng từ tháng 3 đến nay chủ yếu do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil. Trong động thái nhằm ngăn dịch lây lan thêm nữa, ngày 13/4, Pháp thông báo đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Brazil cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Tại châu Á, Bộ Y tế Campuchia ngày 13/4 xác nhận thêm 181 ca nhiễm mới, trong đó có 3 ca nhập cảnh và 178 ca lây nhiễm cộng đồng. Cũng giống như 2 tuần trở lại đây, số ca nhiễm mới được phát hiện nhiều nhất ở Phnom Penh (140 ca, gồm 139 người Campuchia và một người Pháp). Chính quyền thủ đô Phnom Penh quyết định gia hạn lệnh giới nghiêm thêm 2 tuần (tới ngày 28/4) do số ca mắc mới COVID-19 chưa có dấu hiệu giảm. Trong thời gian giới nghiêm từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, hoạt động đi lại trong thành phố bị cấm, trừ các trường hợp có lý do gia đình, khám chữa bệnh khẩn cấp, cấp cứu, cứu hỏa, công nhân nhà máy làm ca, lực lượng vũ trang thực thi nhiệm vụ. Những người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt theo Luật ngăn chặn lây lan dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm gây chết người khác.

Thái Lan thông báo ghi nhận 965 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 34.575 ca, trong đó 97 ca tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới gần mốc 1.000 ca. Trong số ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ qua, 956 trường hợp là lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện vẫn còn 6.190 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Thái Lan.

Tương tự, Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 885 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 - mức cao kỷ lục, nâng tổng số ca bệnh lên 16.603 ca. Các ca nhiễm mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng và phần lớn ở thủ đô Ulan Bator. Mông Cổ cũng có thêm 2 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 32 ca. Tuần trước, Mông Cổ đã ghi nhận trung bình hơn 700 ca nhiễm/ngày - cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này vào tháng 3/2020. Mông Cổ đã áp đặt lệnh phong tỏa trên quy mô toàn quốc vào ngày 10/4 và kéo dài đến ngày 25/4./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.