Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 136,5 triệu người mắc COVID-19 trên thế giới, Ấn Độ vượt Brazil quay lại là tâm dịch lớn thứ 2

PV - 11:20, 12/04/2021

Đến sáng 12/4, thế giới có trên 136,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 2,94 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 136,5 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 136,5 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 31,9 triệu ca mắc và hơn 575.700 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 41.100 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng tại Ấn Độ. Ngày 11/4, Ấn Độ ghi nhận gần 169.900 trường hợp nhiễm mới, mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch. Với tổng cộng trên 13,5 triệu người đã nhiễm bệnh, nước này đã quay lại trở lại là tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới, bao gồm hơn 170.200 trường hợp thiệt mạng.

Riêng thủ đô New Delhi đang chứng kiến làn sóng dịch thứ 4. Đề cập phương án phong tỏa để ngăn chặn dịch, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal kêu gọi, người dân tiêm chủng phòng dịch và tuân thủ các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Kể từ giữa tháng 1 đến nay, Ấn Độ đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine COVID-19, nhiều thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, một số bang vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu vaccine.

Ấn Độ, quốc gia sản xuất vaccine ngừa COVID-19 lớn thứ hai trên thế giới, quyết định ngừng gần như toàn bộ việc xuất khẩu vaccine, ưu tiên người dân trong nước. Theo số liệu thống kê, cho đến nay, 64 triệu liều vaccine đã được xuất đi từ Ấn Độ, chủ yếu đến châu Phi, Nam Á và Brazil. 1/4 trong số vaccine này cũng đã đến các nước nghèo nhất thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong 24 giờ qua, Brazil báo cáo hơn 37.000 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên trên 13,4 triệu trường hợp. Đến nay, hơn 353.100 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi ở quốc gia này.

Hiện Pháp đã vượt Nga trở thành nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở châu Âu, điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil) với tổng cộng hơn 5 triệu ca nhiễm. Tuy nhiên, Anh là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất ở châu Âu với trên 127.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19.

Các số liệu cho thấy, số ca nhiễm các biến thể SARS-CoV-2 tại Canada đã tăng vọt trong vài tuần gần đây, từ mức 2.000 trường hợp 1 tháng trước. Giám đốc Y tế công cộng Canada, bà Theresa Tam, bày tỏ lo ngại về việc biến thể phát hiện đầu tiên tại Brazil có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19. Bà nhấn mạnh, kiểm soát sự lây lan của biến thể này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hiện Canada xác nhận hơn 1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 23.300 trường hợp tử vong.

Campuchia đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19. (Ảnh: AP)
Campuchia đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19. (Ảnh: AP)

Ngày 11/4, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia cảnh báo, nước này đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19, khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như số ca tử vong bất ngờ tăng cao. Đại diện WHO tại Campuchia, bà Li Ailan, cảnh báo, nếu nước này không chặn đứng được đợt bùng phát đang diễn ra, toàn bộ hệ thống y tế có nguy cơ bị nhấn chìm, gây ra những hậu quả thảm khốc.

Cùng ngày, Chính phủ Campuchia đã ban hành sắc lệnh 8 điều về tiêm chủng bắt buộc đối với các quan chức Chính phủ và lực lượng vũ trang, cảnh báo những trường hợp trốn tiêm chủng sẽ bị kỷ luật. Tuy nhiên, sắc lệnh không áp dụng với những cá nhân không thể tiêm chủng vì lý do sức khỏe, nhưng phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

Lào đã phát hiện ca nhiễm bệnh trong cộng đồng trong nước đầu tiên sau một năm. Cụ thể, ngày 11/4, nước này có thêm 2 ca nhiễm COVID-19 mới là ca bệnh thứ 50 và 51. Một trong 2 người này không xuất cảnh ra khỏi Lào trong hơn 1 năm qua. Hiện giới chức Là đang đẩy mạnh hoạt động truy vết nguồn lây. Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định và biện pháp phòng ngừa COVID-19 để giảm thiểu nguy cơ khiến đất nước đối mặt với đợt bùng phát dịch mới.

Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch tái bùng phát với 967 ca trong ngày 11/4, trong đó thủ đô Bangkok chiếm nhiều nhất với 236 trường hợp. Cục phó Cục Kiểm soát dịch bệnh Sophon Iamsirithaworn đánh giá, tình hình dịch bệnh ở Thái Lan hiện nay rất đáng lo ngại.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này không có chính sách cho phép bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại nhà và người nhiễm bệnh phải nhập viện. Trong trường hợp bệnh viện hết giường bệnh, sẽ có hệ thống chuyển tiếp tới bệnh viện dã chiến và hệ thống bệnh viện khách sạn để điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.