Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thả bạt ngàn gà trên đồi, anh nông dân người Nùng có tiền tỷ thu về

PV - 10:54, 17/08/2021

Anh Phan Văn Tuân (SN1983) là người dân tộc Nùng đầu tiên ở thôn Nà Đấu, xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn gây dựng được trang trại nuôi gà đồi tiền tỷ.

Trang trại gà đồi của Giám đốc HTX Trần Phú Nguyễn Văn Tuân (bên phải ngoài cùng). Ảnh Xuân Mai
Trang trại gà đồi của Giám đốc HTX Trần Phú Nguyễn Văn Tuân (bên phải ngoài cùng). Ảnh Xuân Mai

Hiện với diện tích trang trại nuôi gà đồi rộng 3ha, quy mô 2 vạn con gà giống và gà thương phẩm, anh Phan Văn Tuân có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Liên kết các hộ nông dân cùng nuôi gà đồi sạch

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp nuôi gà đồi của mình, anh Tuân cho biết: Bản thân anh Tuân đã từng theo học trường cao đẳng kinh tế chuyên ngành kế toán. Sau khi tốt nghiệp, anh cũng cố vất vưởng ở thành phố xin việc nhưng phần vì lương thấp, phần vì tiếc đồng đất ở nhà nên quyết định về quê làm kinh tế.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, giỏi giang tính toán nên chỉ sau vài ba năm về quê lập nghiệp, anh Tuân nắm trong tay khối tài sản khá lớn: 2 xe tải loại 8 và 5 tấn chuyên vận chuyển gỗ và nông sản, 13ha rừng trồng.

Anh Tuân tâm sự: "Làm nghề kinh doanh vận tải nông sản, tôi bôn ba khắp nơi. Đi qua những "vương quốc gà" nổi tiếng như Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội... tôi rất ấn tượng với mô hình nuôi gà khép kín hiện đại của những nông dân ở đó. Tôi ấp ủ một ngày nào đó, mình và bà con nông dân xã Hảo Nghĩa cũng sẽ làm giàu từ con gà. Xã Hảo Nghĩa quê tôi, đất rộng, người thưa, khí hậu ôn hoà rất thích hợp với nghề nuôi gà thả đồi".

Năm 2016, sau khi tìm hiểu về Luật HTX 2012, anh Tuân đã vận động người dân địa phương liên kết sản xuất, thành lập HTX để phát triển trang trại gà đồi quy mô lớn; tuy nhiên bước đầu khởi nghiệp không mấy suôn sẻ.

Anh Tuân nhớ lại: Lúc bấy giờ, với tư duy người dân ở vùng đất Hảo Nghĩa này, 5 ngày mới có một phiên chợ, nuôi cả nghìn con gà thì bán cho ai? Nhiều người bảo anh viển vông, mơ hão. Anh làm cơm mời 20 hộ dân tham dự và bàn chuyện thành lập HTX cùng mình, nhưng chỉ duy nhất một hộ tham gia.

"Đó cũng là con số tuyệt vời với tôi lúc đó. Ít nhất mình có cơ hội và hiểu rằng mình không đơn độc", anh Tuân nói

Anh Tuân chia sẻ thêm: Người dân xã Hảo Nghĩa đa phần là người dân tộc thiểu số nên bà con chưa hiểu như thế nào là HTX, quyền lợi khi tham gia. Do đó, anh Tuân dành nửa năm, đến từng nhà, phân tích và thuyết phục bà con cùng khởi nghiệp, phát triển mô hình chuỗi gà đồi sạch. Tháng 9/2016, HTX Trần Phú được thành lập và Tuân giữ chức danh Giám đốc.

Nhiều "ông lớn" ký kết tiêu thụ gà đồi

Thuyết phục được rồi, nhưng nuôi trồng như thế nào để các hộ cùng đồng lòng làm theo lại là câu hỏi khó, không dễ để trả lời. Lần này, thay vì thuyết phục, anh Tuân làm trước.

Đưa bà con đến "mục sở thị" mô hình chăn nuôi gà đồi của gia đình, anh Tuân cam kết HTX sẽ hướng dẫn bà con nuôi gà, chịu trách nhiệm nhập con giống, thức ăn. Bà con nông dân chỉ cần yên tâm sản xuất theo đúng kỹ thuật.

Giám đốc HTX Trần Phú Nguyễn Văn Tuân (bên phải) giới thiệu quy trình nuôi gà đồi sạch. Ảnh Xuân Mai
Giám đốc HTX Trần Phú Nguyễn Văn Tuân (bên phải) giới thiệu quy trình nuôi gà đồi sạch. Ảnh Xuân Mai

Đến nay, sau gần 5 năm triển khai đầu tư mô hình trang trại nuôi gà sạch thả đồi, HTX Trần Phú đã mở rộng diện tích trang trại lên 3ha, xây dựng được 6 khu chăn nuôi riêng biệt, với quy mô trung bình khoảng 2 vạn con/năm. Sau khi trừ chi phí đầu tư, riêng gia đình anh Tuân có lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Nhận thức được vai trò quan trọng việc liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, ngay từ khi thành lập, HTX đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động xây dựng phương án hoạt động.

HTX chú trọng xử lý chất thải chăn nuôi, tận dụng nguồn chất thải gia súc để nuôi giun quế làm thức ăn cho gà. Phân gà được xử lý làm phân hữu cơ bón cây, tạo thành chu trình khép kín đa cây, đa con, tiến tới sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm tổng hợp.

Với khát vọng sản xuất gà đồi sạch theo chuỗi 3F (Feed – Farm – Food) khép kín từ nông trại đến bàn ăn, HTX chủ động tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, địa phương để hoàn thiện quy trình chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Anh Tuân phấn khởi cho biết: Năm 2018, sản phẩm gà thả đồi HTX Trần Phú được chứng nhận OCOP 3 sao. Từ cuối năm 2019, nhiều "ông lớn" trong chuỗi siêu thị ở Hà Nội bắt đầu ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm gà đồi sạch của HTX Trần Phú.

Hiện, mỗi năm HTX Trần Phú đưa ra thị trường khoảng 40 tấn gà thương phẩm, 60.000 con giống/năm, tiêu thụ rộng rãi ở tỉnh Bắc Kạn và TP.Hà Nội. Sản phẩm gà của HTX có tem nhãn truy suất nguồn gốc rõ ràng. HTX tạo việc làm ổn định cho 14-15 người, với mức thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Với những thành xuất sắc đạt được, năm 2020, anh Phan Văn Tuân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong phong trào thi đua "Dân vận khéo"


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.