Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tết quê đâu dễ không về!

PV - 14:37, 12/02/2019

Tết là đoàn viên, sum vầy cùng gia đình, bè bạn. Nhưng có không ít người, vì công việc, vì điều kiện kinh tế,… nên không thể về Tết; có những người đằng đẵng nhiều năm không đón Tết với gia đình. Vì thế, có những ông bố, bà mẹ đã không cầm được nước mắt khi nghe con báo tin: “Tết này con sẽ về!”.

Chuyến xe khách cuối cùng trong ngày rời khỏi bến xe Lai Châu thực hiện hành trình về Hà Nội khi màn đêm đã phủ khắp núi rừng. Trong hơn ba chục hành khách trên xe, có nhiều người nhà ở dưới xuôi, đang trên hành trình về quê đón Tết.

Chơi đu là trò chơi đòi hỏi sự can đảm và khéo léo của người tham gia. Chơi đu là trò chơi đòi hỏi sự can đảm và khéo léo của người tham gia.

Trên xe im ắng như chính cái tĩnh mịch của đêm núi rừng Tây Bắc. Có lẽ như tôi, hành khách trên xe đang mơ màng nghĩ đến niềm vui sum họp với gia đình sắp tới.

Bỗng tiếng chuông điện thoại của ai đó réo lên. Rồi cả xe nghe tiếng nói oang oang của người thanh niên ngồi kế bên tôi: “Mẹ yên tâm. Con đang về đây. Tết này con sẽ cùng cả gia đình đón giao thừa”.

Câu nói ấy đã chạm sâu vào trái tim tôi. Cũng đã qua hai cái Tết, tôi chưa về nhà. Đồng cảnh, tôi quay sang hỏi thăm anh.

Anh giới thiệu tên là Hậu, quê ở xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang). Anh bảo, ở nhà việc đồng áng không ăn thua nên anh theo bạn bè lên Lai Châu lập nghiệp. Thế mà đã 4 năm. Cũng trong 4 năm đó, anh không về quê ăn Tết mà ở lại Lai Châu cùng một vài anh em thân quen.

“Xưởng tôi làm hầu hết đều người từ dưới xuôi lên. Cứ giáp Tết, xưởng lại cần người ở lại trông coi. Tôi trẻ, lại là người duy nhất chưa lập gia đình nên xung phong nhận ở lại để các anh, chị lớn tuổi về quê đón Tết. Hơn nữa, ở lại trong 3 ngày Tết được trả lương gấp 3 lần ngày thường”, anh Hậu nói.

Người lao động xa quê trở về quê sum họp Tết Nguyên đán. Người lao động xa quê trở về quê sum họp Tết Nguyên đán.

Anh bảo, cũng nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm. “Mà bố mẹ tôi thì càng không phải nói. Năm ngoài, khi tôi điện bảo không về được, mẹ tôi có vẻ giận lắm. Nghe xong câu tôi bảo không về, bà dập máy cái rụp. Thế mà sang canh giao thừa, bà lại gọi, hỏi thăm, dặn dò đủ thứ”.

“Nhớ, thương bố mẹ nên năm nay tôi đã quyết không nhường người khác để ở lại trực, không ham lương thưởng nữa. Phải về quê thôi!”, anh Hậu vui vẻ nói.

Nghe anh nói, tôi ngẫm lại mình. Cũng như anh, vì cuộc sống mưu sinh, đã 2 năm liên tiếp tôi không về đón Tết cùng gia đình. Tôi luôn viện cớ đi công tác, còn nhiều việc phải lo,…

Tết năm ngoái, khi tôi gọi điện báo không về được, dường như mẹ tôi sững sờ một lúc. Mẹ nói thêm với tôi vài câu nữa, tôi có thể cảm nhận được mẹ rất mong tôi có thể về nhà ăn Tết.

Nhà tôi có 4 chị em, tôi là chị cả. Tôi biết chị em tôi may mắn khi sinh ra trong gia đình tuy không khá giả nhưng vẫn đủ no ấm, được bố mẹ yêu thương, chăm sóc. Tôi nhớ, vì muốn chúng tôi vui nên cứ mỗi năm Tết đến, bố mẹ lại dành dụm tiền để mua sắm những bộ đồ mới cho chị em tôi, từ quần áo đến giày dép không để đứa nào thiếu gì cả, những món đồ ấy chất chứa tất cả mồ hôi, nước mắt và tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ.

Mẹ bảo, với bố mẹ, các con là điều quan trọng nhất, dù như thế nào thì năm mới bố mẹ luôn mong muốn các con đều có đồ mới, để năm mới các con luôn được đón nhận những điều mới, những may mắn.

Kéo co là một trong những trò chơi dân gian thu hút đông đảo người tham gia trong các lễ hội Xuân. Kéo co là một trong những trò chơi dân gian thu hút đông đảo người tham gia trong các lễ hội Xuân.

Tôi còn nhớ như in, đêm giao thừa nào cũng thế, nếu như gia đình khác, việc khấn lễ đêm do người đàn ông làm thì nhà tôi một mình mẹ quán xuyến. Còn bố tôi, năm nào cũng vậy, làm trong quân đội nên luôn phải có mặt tại đơn vị vào những thời khắc đó để trực. Chưa năm nào tôi thấy mẹ ngơi nghỉ, cứ tất bận, chỉ làm và làm.

Nhớ nhất là lúc mẹ cùng 4 chị em tất bật gói bánh chưng. Tết nào cũng vậy, ngoài bánh vuông, mẹ cũng gói thêm bánh dài tròn. Những chiếc bánh chưng dài hình tròn là mẹ học được cách gói của đồng bào dân tộc Tày.

Mẹ nói: “Bánh chưng là món ăn truyền thống trong ngày Tết muốn bánh ngon thì phải chọn được gạo nếp ngon hạt mẩy, to, tròn, trắng; đậu xanh tốt; thịt ba chỉ được ướp gia vị vừa đủ không nhiều quá cũng không ít quá để tạo được sự đậm đà cho bánh chưng”.

Những kỷ niệm ngày Tết cứ ùa về, dồn dập. Cũng vì cuộc sống nên mới phải xa nhà. Tôi cũng như anh Hậu và biết bao người khác đang làm việc ở các tỉnh miền núi, vùng cao đã có nhiều cái Tết không được sum vầy cùng gia đình, bè bạn. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, mỗi độ Tết đến, ai chẳng nôn nao nhớ quê, nhớ nhà. Tết quê đâu dễ không về!.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.