Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tết đến sớm với hàng nghìn hộ dân

Trọng bảo - 18:23, 15/01/2020

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, địa hình chia cắt, người dân ở không tập trung… đó là những khó khăn không nhỏ trong nỗ lực đưa điện lưới quốc gia về các thôn bản. Tuy nhiên, thời gian qua với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, trong đó ngành Điện là đơn vị chủ lực, hàng chục thôn bản với hàng nghìn hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

Cán bộ Điện lực Sa Pa tuyên truyền, hướng dẫn người dân thôn Sín Chải sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Cán bộ Điện lực Sa Pa tuyên truyền, hướng dẫn người dân thôn Sín Chải sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Những ngày cuối tháng 12/2019, cả thôn Sín Chải xã Bản Khoang, thị xã Sa Pa như vỡ òa, khi ánh điện bừng sáng trong từng ngôi nhà. Sín Chải là thôn ĐBKK của xã Bản Khoang. Cả thôn có 44 hộ thì gần 40 hộ thuộc diện hộ nghèo. Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo trong thôn còn cao thì nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân chính đó là thôn chưa có điện.

“Trước đây không có điện muốn làm cái gì cũng chịu. Cả thôn có mỗi nhà mình có tivi, nhưng dùng điện nước nên chập chờn lắm, tivi hỏng liên tục. Cả thôn không có nổi cái máy xát thóc. Bà con muốn có gạo ăn phải chở thóc ra tận trung tâm xã. Những ngày nắng thì không sao chứ ngày mưa thì chịu. Bây giờ có điện rồi, cả thôn ai cũng vui. Nhiều nhà chuẩn bị đi mua ti vi về để xem chương trình Tết. Nhà mình thì đã kéo điện 3 pha về để lắp máy xay xát gạo vừa phục vụ gia đình, vừa phục vụ bà con trong thôn…”, ông Tịnh ở thôn Sín Chải tâm sự.

Sín Chải chỉ là một trong hàng chục thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK trên địa bàn tỉnh Lào Cai được sử dụng điện lưới quốc gia trong Tết Canh Tý này. Theo thống kê của Công ty Điện lực Lào Cai, trong năm 2019 đơn vị được Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao 13 danh mục dự án, tổng mức đầu tư 119 tỷ đồng. Trong đó, 27 thôn bản được đầu tư kéo điện với hơn 1 nghìn hộ dân được cấp điện. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty điện lực Lào Cai cho biết đơn vị đã tiến hành xây dựng và kéo điện về 27 thôn bản, còn 5 thôn bản đang gấp rút hoàn thiện và đóng điện trong quý I/2020.

“Để có được kết quả này, bên cạnh sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thì sự cố gắng nỗ lực của ngành Điện là không nhỏ. Với địa hình đồi núi, chia cắt nhiều, người dân ở không tập chúng khiến cho việc thi công các công trình gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến thời điểm này các công trình về cơ bản đều hoàn thành đúng tiến độ đề ra, giúp cho hàng nghìn hộ dân được sử dụng điện lưới trước Tết cổ truyền”, ông Tuấn cho biết thêm.

Điện lưới quốc gia kéo về tận nhà góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa thêm đủ đầy hơn. Đã hơn 4 tháng được sử dụng điện lưới nhưng ông Bàn Văn Tòng, 60 tuổi ở Bản Mo 1 xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên vẫn chưa hết vui mừng và phấn khởi. “Từ khi có điện, bà con trong thôn có điều kiện nghe đài, xem tivi, biết được tin tức mọi nơi, nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức cảnh giác giữ gìn an ninh trật tự. Xem các chương trình khuyến nông trên tivi đã thành thói quen để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi lợn, gà, trồng cây ăn quả…”.

Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai còn 87 thôn bản trắng chưa có điện lưới quốc gia, để thực hiện kéo điện về các thôn bản này cần một nguồn lực khá lớn. Theo Nghị quyết của của Đảng bộ tỉnh, để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng ĐBKK sẽ tập trung mọi nguồn lực để đầu tư kéo điện về 87 thôn bản này, mục tiêu đến hết tháng 6/2020 sẽ hoàn thành.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.