Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nam bộ: Nhiều địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công

P. Trân – N. Tâm - 13:10, 17/12/2020

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm 2021, nhưng trên địa bàn các tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ, nhiều địa phương vẫn còn hàng loạt các công trình chưa giải ngân được do chậm tiến độ thực hiện so với kế hoạch dự kiến ban đầu.

Một trong những công trình thi công bị kéo dài, vướng mắc, chậm trễ trong giải ngân (Trong ảnh: Khắc phục sụt lún tuyến Co Xáng- Cơi 5, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)
Một trong những công trình thi công bị kéo dài, vướng mắc, chậm trễ trong giải ngân (Trong ảnh: Khắc phục sụt lún tuyến Co Xáng- Cơi 5, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau,  tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 và các năm trước chuyển sang trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 4 ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm đến cuối tháng 10/2020, tổng giá trị giải ngân đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, bằng 66,8% tổng kế hoạch vốn. Hiện có 16 dự án vướng mắc do giải tỏa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Như dự án đầu tư xây dựng kè cấp bách tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, mới giải ngân 40%. Ông Trần Anh Chót, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi cho biết: do còn vướng công tác giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng khoảng 17% tiến độ thực hiện toàn dự án.

Trên địa bàn huyện U Minh hiên có: Dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Khánh Hội, do Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) làm chủ đầu tư, cũng mới giải ngân 56%. Hiện mới có 9/36 hộ dân nhận tiền bồi thường, đạt 16% so với chi phí được phê duyệt;  Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây,  do Ban Quản lý dự án công trình NN&PTNT làm chủ đầu tư, vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2019 mới giải ngân 3,7%.

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định và phân công lãnh đạo UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều công trình còn chậm tiến độ.  UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương cùng chủ đầu tư thống nhất giải pháp để đảm bảo tiến độ công trình và tiến độ giải ngân.

Trong khi đó, tại Vĩnh Long, mới đây Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã có chuyến công tác nhằm giám sát và khảo sát tại một số công trình trên địa bàn các huyện, thành phố về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2020, giai đoạn 2016- 2020. Qua đó, đoàn công tác đã nêu tên nhiều công trình chậm tiến độ; đồng thời yêu cầu sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để tăng tỷ lệ giải ngân, nhất là dự án sử dụng nguồn vốn của Trung ương.

Cụ thể, như công trình kè chống sạt lở bờ sông kinh Hai Quý (phường Thành Phước- TX Bình Minh) được đầu tư mới từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương 50 tỷ đồng và vốn địa phương hơn 70 tỷ đồng, thời gian thực hiện giai đoạn 2019- 2021. Việc thi công kè có chiều dài hơn 387m này nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân; đồng thời, ổn định và cải thiện điều kiện sống cho khoảng 250 hộ dân khu vực dự án. Tính tới thời điểm cuối tháng 10, sau 1 năm thực hiện, dự án vẫn còn một số hộ chưa nhận tiền bồi thường, nên tiến độ tháo dỡ bàn giao mặt bằng của các hộ dân còn chậm, làm ảnh hưởng đến tính thiết thực của dự án.

Bên cạnh đó, một số dự án có kế hoạch vốn lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhưng tỷ lệ giải ngân còn rất thấp, như cầu Lộ 2, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long,… Theo báo cáo của Sở NN&PTNT và Ban quản lý dự án việc giải ngân vốn năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 có cao hơn, tuy nhiên vẫn còn chậm so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Minh Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cho biết: Để khắc phục tình trạng này, trong thời tới, tỉnh sẽ yêu cầu Sở Kế hoạch- Đầu tư kịp thời tham mưu trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, rà soát, kiểm tra chặt chẽ công tác triển khai thực hiện kế hoạch của các đơn vị chủ đầu tư, kiên quyết cắt giảm các dự án triển khai chậm và không bố trí vốn năm 2021 đối với các chủ đầu tư có nhiều dự án chậm. Đồng thời, chuẩn bị tốt kế hoạch đầu tư công năm 2021, giai đoạn 2021- 2025 đảm bảo các nội dung và thời gian theo hướng dẫn của Trung ương, trình Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết tại kỳ họp cuối năm nhằm khắc phục tối đa tình trạng chậm tiến độ, kèm theo không giải ngân được vốn.

Không chỉ riêng Cà Mau và Vĩnh Long, thời điểm này có không ít các địa phương trên địa bàn các tỉnh miền Tây cũng đang đối mặt với bài toán khó giải ngân vốn đầu tư công vì nhiều lý do. Nếu như tình trạng này không thay đổ,i sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng ngân sách đối với chính các địa phương, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.