Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2020 khu vực Tây Nam Bộ

Như Tâm – Hải Âu - 19:30, 08/07/2020

Ngày 8/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2020 khu vực Tây Nam Bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo 9 Ban Dân tộc trong khu vực và Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.

Kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc ở khu vực Nam bộ
Thứ trưởng Lê Sơn Hải Phát biểu tại Hội nghị

Theo báo cáo của Vụ Địa phương III, trong 6 tháng đầu năm, việc thực hiện chính sách dân tộc khu vực Tây Nam Bộ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, UBDT đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương vùng Tây Nam Bộ tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó, UBDT đã đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình 135 tại 209 xã, 118 ấp đặc biệt khó khăn thuộc 8/9 tỉnh, thành phố trong khu vực được thụ hưởng. Tính đến đầu năm 2020, trên địa bàn có 7 xã và 104 ấp hoàn thành mục tiêu Chương trình. Việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 cũng được quan tâm thực hiện tốt. Các địa phương tiến hành rà soát, bình chọn bổ sung, công nhận 1.883  Người có uy tín trong đồng bào DTTS; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật; cấp phát báo, tạp chí; thăm hỏi, hỏi trợ, động viên 1.288  Người có uy tín nhân các dịp lễ, tết, ốm đau…

Tại Hội nghị, đại diện các Ban Dân tộc đã kiến nghị về những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách tại địa phương, nhất là trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan, tác động trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất của đồng bào DTTS. Đặc biệt, nhiều ý kiến nêu rõ những vướng mắc khi sắp xếp, sáp nhập các phòng chức năng của các Ban Dân tộc.

Chia sẻ những khó khăn của địa phương, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đã phân tích cụ thể từng ý kiến của các đại biểu. Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, để làm tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian tới, các Ban Dân tộc cần xác định rõ vị trí cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, là nơi tổng hợp tất cả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS trên mọi lĩnh vực.

 Đối với nhóm đề xuất chính sách như: tiền hỗ trợ cho người dạy tiếng dân tộc tại các trụ sở Nhà văn hoá, hay chùa Khmer; quy định nơi đào tạo, cấp chứng chỉ, bằng cấp cho cán bộ làm công tác dân tộc; tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc,… UBDT và các bộ, ngành đang tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn tại các địa phương và sẽ được triển khai trong thời gian sớm nhất, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nêu rõ.

“Về bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác dân tộc, sắp tới UBDT sẽ có văn bản gửi các địa phương, ngoài cơ cấu đảm bảo tỷ lệ là người DTTS, cần phải chú ý tập trung quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc …” Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nhấn mạnh. 

Tại hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế (UBD)T đã thông tin về Hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS năm 2020 ở khu vực Nam Bộ, dự kiến sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 9 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.