Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nam Bộ: Doanh nghiệp vượt khó mùa dịch Covid-19

Song Vy - 21:52, 27/04/2020

Do đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) ở Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong nỗ lực xoay xở để duy trì hoạt động, các DN vẫn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ trong phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Hàng hóa qua cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang thưa, vắng bóng.
Hàng hóa qua cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang thưa, vắng bóng.

Theo Ban Quản lý Các Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nhiều DN trên địa bàn đã lâm vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu, giảm đơn hàng cũng như doanh thu xuất khẩu. Khó khăn nhất là những hợp đồng đã ký thì không dễ tìm nguồn nguyên liệu phù hợp đáp ứng nhu cầu.

Nói về khan hiếm nguồn nguyên liệu, ông Trần Như Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thành Công (KCN Hòa Phú) cho biết, ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các xưởng sản xuất của công ty, đơn vị còn chia sẻ nguyên liệu cho các công ty bạn do không nhập hàng về được.Các DN đều phải thực hiện hợp đồng đã ký trước, nhưng nguồn nguyên liệu có hạn, nên chỉ chia sẻ tạm thời để cùng nhau vượt qua khó khăn.

“Thời gian sắp tới, khó khăn chắc chắn sẽ nhiều hơn vì đã có tín hiệu giảm đơn hàng, giảm sản lượng trong năm 2020, bởi thị trường chính của ngành dệt may là Mỹ, Nhật, châu Âu hiện cũng nằm trong tâm bão dịch”, ông Tùng chia sẻ.

Còn ở Hậu Giang, đầu ra cho sản phẩm đang là vấn đề lo lắng của các DN, khi các thị trường xuất khẩu lớn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số đối tác ở các nước tạm ngưng nhập hàng. Các DN phải thuê thêm kho trữ hàng ở các tỉnh lân cận làm chi phí tăng lên. Tuy nhiên, số lượng kho ở các nơi cũng trong tình trạng “quá tải”. Việc gặp gỡ đối tác, khách hàng từ nước ngoài sang tìm hiểu, hiện nay cũng tạm ngưng vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ngoài ra, dịch Covid-19 còn tác động đến nhiều DN vận tải, trong đó có vận tải biển, cảng biển và các dịch vụ hàng hải.

Ông Võ Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty Vinalines Hậu Giang, thông tin: Đến nay, sản lượng hàng hóa qua cảng đã giảm 30%, tức là mức cao nhất theo kịch bản xây dựng. Đặc biệt là, theo hợp đồng ký kết với đối tác, mỗi tháng có khoảng 20.000 tấn hàng hóa quá cảnh để sang Phnom Penh (Campuchia), nhưng trong 3 tháng qua không thể thực hiện, làm doanh thu giảm khoảng 360.000 USD.

Trong tình hình này, điều DN cần chính là sự trợ lực kịp thời để duy trì hoạt động và để vực dậy mạnh mẽ hơn sau thời gian dịch bệnh. Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, thông qua Hiệp hội DN, UBND tỉnh đã kịp thời ghi nhận, động viên các DN trong tỉnh nỗ lực vượt khó, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để chủ động chuẩn bị triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ khi có chủ trương của Chính phủ, sau đó tăng cường thông tin các chính sách hỗ trợ này để các DN trong tỉnh nắm bắt kịp thời. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư cho DN để tháo gỡ phần nào khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

“Hiện nay, các DN cần đánh giá mức độ thiệt hại do dịch Covid-19 để báo cáo cụ thể đến các cơ quan chức năng nhằm thực hiện các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, như: Giãn nợ, miễn giảm lãi vay; gia hạn thời gian nộp thuế đối với các DN, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thuộc các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm, dệt may, vận tải; tạm dừng đóng BHXH, quỹ hưu trí và tử tuất đối với DN gặp khó khăn do dịch Covid-19. Điều này cũng phù hợp với đề xuất từ các DN của tỉnh trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của DN bị ảnh hưởng như hiện nay”, ông Tuyên thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.