Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lao động - việc làm thời hậu dịch Covid-19

Sỹ Hào - 20:27, 23/04/2020

Thị trường lao động - việc làm (LĐ-VL) sẽ có những biến đổi ra sao sau khi dịch Covid-19 được khống chế? Các chính sách sẽ được tiếp cận từ góc độ nào để vực dậy thị trường LĐ-VL, nhất là đối với những LĐ yếu thế?... Có rất nhiều những câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách thời hậu dịch.

DN dệt may chủ yếu sử dụng LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nên bị tác động nặng nề do Covid-19. (Ảnh minh họa)
DN dệt may chủ yếu sử dụng LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nên bị tác động nặng nề do Covid-19. (Ảnh minh họa)

Áp lực từ khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kéo dài. Theo “Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) vừa công bố, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2020 của Việt Nam sẽ suy thoái; dự kiến chỉ phục hồi từ quý III/2020.

Đối với LĐ-VL, nghiên cứu của Trường ĐHKTQD cũng cho thấy, trong quý I/2020, khoảng 880.000 LĐ trên cả nước bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm. Nếu dịch bùng phát sẽ khiến hơn 1,3 triệu số LĐ bị giảm giờ làm hoặc bị mất VL.

Nghiên cứu của Trường ĐHKTQD phù hợp với phân tích của Tổng cục Thống kê (TCTK). Theo TCTK, trong quý I/2020, cả nước có 54,3 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên có VL, giảm 208,3 nghìn người so với quý IV/2019.

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu VL của LĐ trong độ tuổi quý I/2020 đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, quý I năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của LĐ trong độ tuổi là 2,22%, tỷ lệ thiếu VL là 2%; còn quý I/2019, tỷ lệ thất nghiệp là 2,17%, tỷ lệ thiếu VL là 1,21%.

Đại dịch kéo dài sẽ khiến khủng hoảng kinh tế thêm nặng nề, gây áp lực lớn đến thị trường LĐ-VL. Còn nhớ, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp của nước ta vào cuối năm đó lên đến 4,65%, tương ứng hơn 2 triệu LĐ.

Hỗ trợ hay giải cứu?

Thực tế, hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra những dự báo chắc chắn đối với thị trường LĐ-VL do vẫn đang trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, xây dựng những kịch bản thời hậu dịch là cần thiết để có những phản ứng chính sách LĐ-VL phù hợp, nhất là đối với các nhóm LĐ yếu thế (LĐ thuộc đối tượng chính sách, LĐ người DTTS…).

Trong nghiên cứu của mình, Trường ĐHKTQD đề xuất, nếu có thể kiểm soát dịch bệnh trong tháng 4, cùng lắm đến hết quý II, thì phản ứng chính sách nên mang tính “hỗ trợ”. Còn nếu bệnh dịch kéo dài hơn, Chính phủ cần tính tới các biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn mang tính “giải cứu”.

Nhưng xét cho cùng, dù là “hỗ trợ” hay “giải cứu” cũng chỉ là tạm thời. Từ cuối tháng 3/2020, Quốc hội đã thông qua đề xuất của Chính phủ triển khai gói an sinh gần 62 nghìn tỷ đồng. DN còn được giảm lãi suất, gia hạn thời gian nộp thuế, tạm dừng đóng BHXH, không tăng phí điện, nước…

Nhưng gói an sinh chỉ hỗ trợ người LĐ đến hết tháng 6/2020 (bằng tiền mặt); DN được miễn giảm thuế, phí… đến hết năm. Vậy khi hết gói an sinh này, tình hình DN và LĐ sẽ như thế nào?

Từ các kết quả nghiên cứu về tác động của dịch Covid-19 có thể thấy, đối tượng dễ tổn thương nhất là LĐ tự do, chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, làm công việc đơn giản. Còn với DN, nhóm bị tác động nhất là các DN vừa và nhỏ. Trong khi đó, hiện DN vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ trên 97% tổng số DN cả nước; còn LĐ qua đào tạo có bằng cấp chỉ chiếm khoảng 23,14% tổng số LĐ.

Vì thế, về lâu dài cần tái cơ cấu DN theo hướng giảm đầu mối, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực của DN để tăng cường sức đề kháng trước các biến cố. Đối với LĐ cần rà soát và từng bước đào tạo nghề, chuyển số LĐ ở khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; tập trung phát triển lực lượng LĐ trong tình hình mới về chất lượng hơn là số lượng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.