Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường ở Đắk Lắk được ghi danh Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lê Hường - 19:40, 29/02/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch vừa ban hành Quyết định số 393/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 26 di sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường ở Đắk Lắk đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.

Lễ mo mừng thọ tại huyện Ea Kar (Ảnh: Phương Anh)
Lễ mo mừng thọ tại huyện Ea Kar. (Ảnh: Phương Anh)

Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian, được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mường, mang tính cộng đồng cao, tính nhân văn sâu sắc, mang đậm ý nghãi giáo dục đối với cộng đồng. 

Mo Mường gắn với đời sống của đồng bào dân tộc Mường từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi qua đời. Người thực hành mo Mường là các thầy mo, là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng các câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, phong tục, là người có uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Mo Mường được hợp thành bởi 3 yếu tố, gồm: Lời Mo, môi truwofng diễn xướng và chủ thể thực hành diễn xướng (nghệ nhân Mo). Trong đó, lời Mo gắn liền với nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất. Nội dung Mo Mường là các bài văn vần, thơ Mo với nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, thần thoại, các sử thi phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường xưa.

Người Mường không có chữ viết riêng, nên các bài Mo (bài khấn) được lưu truyền từ thế hệ thầy Mo này qua thế hệ thầy Mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường. Hiện nay, Mo Mường được sử dụng chủ yếu trong các tang lễ, hay nghi thức cầu sức khỏe, bình an của người Mường.

Theo Thống kê của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, di sản Mo Mường hiện nay còn tại 7 tỉnh, thành phố.

Tại Đắk Lắk, người Mường sinh sống ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Krông và Tp. Buôn Ma Thuột. Năm 2022 - 2023 tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Viện Âm nhạc Quốc gia và các tỉnh có di sản Mo Mường xây dựng bộ hồ sơ quốc gia đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.