Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Tạo sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ rừng

PV - 10:36, 05/09/2018

Thông qua việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã góp phần giúp người dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) nhận đất nhận rừng; góp phần quản lý bảo vệ rừng giải “bài toán” khó trong việc tạo sinh kế để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Vốn là khu căn cứ địa cách mạng, lại nằm ở vùng sâu, địa hình đất dốc, xã Đăk Ui còn trên 4.500ha rừng. Rừng ở xã Đăk Ui có tác dụng phòng hộ, là nơi cung cấp nguồn nước quan trọng cho đập thủy lợi Đăk Ui, phục cho sản xuất và sinh hoạt của hàng vạn dân trong khu vực.

Tạo sinh kế từ trồng cây cà phê, người dân xã Đăk Ui đang từng bước giảm nghèo và làm giàu. Tạo sinh kế từ trồng cây cà phê, người dân xã Đăk Ui đang từng bước giảm nghèo và làm giàu.

Chính vì vậy, trong những năm qua, huyện Đăk Hà quan tâm giao đất giao rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà khoán bảo vệ cho dân. Tham gia giữ rừng được hưởng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hướng dẫn cách tạo sinh kế, cuộc sống người dân ngày càng ổn định và phát triển hơn trước.

Nắm bắt chủ trương, chính sách và thấy được lợi ích từ rừng, ông A Hiếu (thôn 1B) được giao quản lý 9ha rừng cho biết, tham gia giữ rừng, năm vừa qua, gia đình ông được Ban Chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện chi trả 2 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Nhận số tiền này, ông mua sách vở cho con học, mua cây cà phê giống và phân bón để bón cho cà phê. Tiền dịch vụ môi trường rừng góp phần cho gia đình ông tạo lập sinh kế để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống.

Trao đổi về việc nhận đất nhận rừng, A Thuần (thôn 2) lại cho biết, gia đình ông được huyện giao 10ha đất rừng. Nhận đất nhận rừng và bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, năm vừa qua, ông được Ban Chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện chi trả 4 triệu đồng. Từ số tiền dịch vụ môi trường rừng cùng với số tiền tiết kiệm và vay vốn thêm, gia đình ông trồng 1ha cà phê, 1ha bời lời... từ đó từng bước vươn lên làm giàu.

Trong quá trình thực hiện chính sách, A Thuần cũng thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng. “Rừng có vai trò quan trọng, gia đình mình nhận đất nhận rừng mình phải có trách nhiệm bảo vệ, không để xảy ra mất rừng. Nếu để xảy ra mất rừng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, mình sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và sẽ bị trừ tiền dịch vụ môi trường rừng tương ứng với diện tích vi phạm”, A Thuần bộc bạch.

Phấn khởi trước sinh kế được mở, ông A Thuận (thôn 1B) cho rằng, việc giao đất giao rừng là chủ trương, chính sách sáng suốt của Nhà nước khi kết hợp với chính sách dịch vụ môi trường rừng. Tham gia thực hiện chủ trương này, gia đình ông nhận 9,7ha rừng. Không tính những năm trước, chỉ riêng năm 2017, gia đình ông nhận 3 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ số tiền này, gia đình ông mua phân bón cho 1ha cà phê trồng 2 năm trước. Cây cà phê được gia đình ông bón phân và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, hằng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh mở chiến dịch tuyên truyền chính sách kết hợp với tập huấn quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Không chỉ ở xã Đăk Ui, rất nhiều xã khác trong tỉnh, bà con cũng biết sử dụng đồng tiền dịch vụ môi trường rừng để trồng cà phê, bời lời, chăn nuôi… nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Qua việc thực hiện chính sách, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh góp phần giải “bài toán” khó trong việc tạo sinh kế cho người dân giữ rừng phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

VĂN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.