Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng nguy cơ đột quỵ do thừa cholesterol

PV - 10:30, 26/06/2021

Ở Việt Nam, số lượng các ca đột quỵ tăng gấp 3 – 4 lần so với 5 - 10 năm trước và ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol.

TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang khám cho người bệnh sau đột quỵ.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang khám cho người bệnh sau đột quỵ.

Theo thống kê của Bộ Y tế trong “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” năm 2020, cứ 10 người Việt Nam trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol.

Trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Thậm chí tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Các thống kê cũng cho thấy độ tuổi bệnh nhân đột quỵ dưới 45 tuổi đang ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội bởi 50% người bệnh đột quỵ không thể tự sinh hoạt mà phải sống lệ thuộc vào người khác và 75% người bệnh đột quỵ không thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Đáng nói, hiện nay, theo ghi nhận tại các bệnh viện lớn, số lượng người bệnh đột quỵ tăng gấp 3 - 4 lần so với 5 - 10 năm trước đây; có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới được ghi nhận mỗi năm. Trong đó, có 75% trường hợp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol nhưng chính người bệnh và người nhà không quan tâm và thậm chí vẫn rất thờ ơ với yếu tố nguy cơ này.

Theo Hội Đột quỵ TPHCM, nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ. Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ…

Do đó, ngoài yếu tố nguyên nhân không thay đổi được (di truyền, tuổi tác, bệnh lý nền...) thì mỗi người đều có thể kiểm soát tình trạng thừa cholesterol bằng các biện pháp như tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt là áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học.

TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khuyến cáo, đột quỵ không có dấu hiệu nhận biết trước nên người bệnh không nên chủ quan mà phải chủ động trang bị kiến thức để tự bảo vệ chính mình và những người thân yêu khỏi nguy cơ bị đột quỵ với tinh thần “Đột quỵ - Phòng để không phải trị”. /.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.