Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường quan hệ hợp tác công thương giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri

Ngọc Thu - 18:08, 04/03/2023

Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công thương giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia), Sở Công thương Gia Lai đã ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ về phát triển thương mại biên giới năm 2023.

Chợ phiên Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2019 thu hút đông đảo người dân hai tỉnh Gia Lai, Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) đến tham quan, mua sắm
Chợ phiên Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2019 thu hút đông đảo người dân hai tỉnh Gia Lai, Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) đến tham quan, mua sắm

Theo đó, Sở Công thương tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thương mại biên giới; cung cấp thông tin pháp luật về quản lý hoạt động thương mại biên giới; lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về xuất xứ hàng hóa; các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; thông tin thị trường… đến các thương nhân và cư dân biên giới hoạt động kinh doanh tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho hàng hóa… thông qua các hội nghị tập huấn lĩnh vực ngành Công thương, các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương.

Phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới; thu hút, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại biên giới; đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi về thu hút nguồn vốn đầu tư, xã hội hóa đầu tư; ưu đãi đối với các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri; phối hợp với UNBD huyện Đức Cơ tổ chức phiên chợ Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh kết hợp với chương trình xúc tiến thương mại của huyện gồm các sản phẩm OCOP địa phương, sản phẩm vùng đồng bào DTTS, hàng nông sản, ẩm thực; sản phẩm tỉnh Ratanakiri… Xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển hạ tầng thương mại biên giới; thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan để kịp thời nắm bắt, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác thương mại biên giới….

Thông qua kế hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại, văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Gia Lai với tỉnh Ratanakiri nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương hai bên; thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.