Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường kết nối, giao thương: Giải pháp thúc đẩy Chương trình OCOP của Hà Nội

Hoàng Thanh - 10:31, 01/07/2020

Trong năm 2020, TP. Hà Nội phấn đấu sẽ có thêm 875 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng. Để đạt được chỉ tiêu này, Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác xúc tiến, kết nối sản phẩm OCOP để tìm cơ hội hợp tác, sản xuất kinh doanh.

Khu trưng bày các sản phẩm OCOP là địa chỉ kết nối, giao thương.
Khu trưng bày các sản phẩm OCOP là địa chỉ kết nối, giao thương.

Ngay sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, TP. Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, đăng ký mục tiêu thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) năm 2020. Điều này là hoàn toàn cần thiết khi mà kết thúc năm 2019, toàn Thành phố mới có 301 sản phẩm được đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP của 71 chủ thể.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, cho biết: Kết quả rà soát danh mục đăng ký từ các quận, huyện, thị xã, từ nay đến cuối năm 2020, toàn Thành phố sẽ có 779 sản phẩm được đánh giá công nhận là sản phẩm OCOP. Trong đó, huyện Đan Phượng đăng ký số lượng lớn nhất với 107 sản phẩm; tiếp đến là Hoài Đức 78 sản phẩm, Thạch Thất 66 sản phẩm, Gia Lâm 61 sản phẩm, Thường Tín 59 sản phẩm…

“Trên cơ sở đăng ký của các địa phương, Thành phố sẽ giao chỉ tiêu tăng thêm cho một số địa phương. Trong năm 2020, toàn Thành phố phấn đấu sẽ có thêm 875 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng”, ông Chí thông tin.

Để thực hiện mục tiêu này, theo ông Chí, ngoài chính sách chung của Thành phố, các địa phương tiếp tục chủ động rà soát, đánh giá chất lượng của các sản phẩm có lợi thế thuộc 6 nhóm lĩnh vực. Từ đó, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cấp các tiêu chí cho sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Để hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh Chương trình, TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình kết nối, giao thương, học tập kinh nghiệm. Trong năm 2019, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội đã tổ chức 29 hội nghị từ Thành phố đến cấp cơ sở; mở 31 lớp đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP cho cán bộ làm công tác này. Đồng thời, tổ chức 3 đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Mới đây (ngày 26/6/2020), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Hà Nội phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức Hội thảo Kết nối giao thương sản phẩm OCOP – “Mỗi xã một sản phẩm” TP. Hà Nội năm 2020. Tại Hội thảo, 70 chủ thể OCOP và các nhà phân phối đã trao đổi tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm và thị trường phù hợp; từ đó thúc đẩy và tạo điều kiện hơn nữa sự phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố.

Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, việc phát triển sản phẩm OCOP có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ những sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương, nếu trước kia được sản xuất theo phương thức truyền thống, thì khi tham gia vào Chương trình OCOP, những sản phẩm truyền thống này sẽ được sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chí chất lượng.

Để tạo thêm không gian kết nối, giao thương cho các chủ thể, trong ngày 26/5/2020, UBND TP. Hà Nội cũng đã chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động Khu trưng bày các sản phẩm OCOP TP. Hà Nội. Đây là địa chỉ để các đơn vị quảng bá sản phẩm, mở rộng hợp tác sản xuất, tiêu thụ, đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận, lựa chọn các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.