Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường giải pháp hỗ trợ sinh kế cho người nghèo

Thanh Huyền - 14:37, 15/01/2020

Ngày 15/01/2020, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Học viên Nông nghiệp Việt Nam; Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ chức CARE Quốc tế và Dự án GREAT tổ chức Hội thảo “Định hướng về giải pháp hỗ trợ sinh kế cho người nghèo giai đoạn 2021-2025”.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giảm nghèo. “Để mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người nghèo, trong giai đoạn 2021-2025, chúng tôi đang thiết kế khung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mới. Việt Nam đã chuyển từ nghèo thu nhập sang nghèo đa chiều, nhưng vấn đề hỗ trợ việc làm, sinh kế rất quan trọng, để người dân có sinh kế bền vững, nhất là khi 70% người dân sống nhờ sinh kế nông nghiệp. Để khung của Chương trình được cụ thể hóa bằng các giải pháp tác động cụ thể, chúng tôi mong muốn có sự tham gia đóng góp của nhiều bên để có thể trình Chính phủ khung Chương trình mới hiệu quả hơn”, ông Ngô Trường Thi chia sẻ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá, trong giai đoạn vừa qua, nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người nghèo được triển khai. Trong 4 năm từ 2016-2019, ngân sách Trung ương đã phân bổ 6.500 tỷ đồng cho hợp phần hỗ trợ sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên sinh kế cho người nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ sinh kế cho người nghèo thời gian tới cần hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ chế thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp đổi mới, sáng tạo về phát triển sinh kế; ưu tiên các công trình hạ tầng, tạo sự kết nối sản xuất và lưu thông hàng hóa…Bên cạnh đó, trong thiết kế chương trình giai đoạn tới, cần phân biệt rõ hai dự án về hỗ trợ phát triển sinh kế nông nghiệp và sinh kế phi nông nghiệp; xây dựng cơ chế đặc thù trong hỗ trợ phát triển sinh kế nhằm đẩy mạnh phân cấp, trao quyền một cách thực chất…

Các đại biểu cũng chia sẻ những giải pháp nhằm xây dựng chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp của người dân nông thôn; phát triển hệ thống thị trường trong hỗ trợ phát triển sinh kế; hỗ trợ phát triển sinh kế phi nông nghiệp; hỗ trợ sinh kế cho lao động người dân tộc thiểu số đi làm ăn xa…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.