Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho người khuyết tật

PV - 16:02, 03/04/2018

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chương trình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật của Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật (AEPD)- Một tổ chức phi chính phủ địa phương có tiền thân từ tổ chức hoạt động nhân đạo quốc tế Survivor Corps/Land mine Survivor Network, đã giúp cho nhiều hộ gia đình người khuyết tật (NKT) vươn lên thoát nghèo.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Hồ Đoon, người Bru-Vân Kiều, thuộc bản Chà Cáp, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, một trong những gia đình nhận được sự giúp đỡ của AEPD. Anh Đoon bị mất tay phải, hỏng mắt phải, sức khỏe yếu, đời sống kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Anh Đoon chia sẻ: “Gia đình tôi được AEPD hỗ trợ 12 triệu đồng để mua bò giống và nuôi bò sinh sản. Nhờ đó, cuộc sống khá hơn, có thêm điều kiện để nuôi các con ăn học”.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ, nhiều người khuyết tật đã mạnh dạn kinh doanh tạo việc làm cho những người khuyết tật khác. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ, nhiều người khuyết tật đã mạnh dạn kinh doanh tạo việc làm cho những người khuyết tật khác.

 

Có hoàn cảnh tương tự, em Đinh Thị Thủy, thôn Khai Hóa, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa bị liệt chân phải ngay từ lúc còn nhỏ, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo. Mặc dù có bằng dược sĩ nhưng do không có điều kiện xin việc cũng như mở hiệu thuốc riêng nên em không biết phải làm gì để ổn định cuộc sống. Được sự hỗ trợ về vốn và sự chỉ bảo tận tình của những nhân viên thực địa AEPD, năm 2017, em đã mở được của hàng thuốc tây. Thủy cho hay: “Em không biết nói gì hơn, chỉ biết cố gắng làm việc thật tốt để không phụ công sức của những người đã giúp đỡ em”.

AEPD xác định mục tiêu chỉ hỗ trợ cho NKT “cần câu” chứ không hỗ trợ “con cá” để NKT thoát nghèo bền vững. Vì vậy, AEPD đã tập trung vào những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, chưa tìm ra lối thoát nghèo do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn làm ăn để triển khai các hoạt động, như: hỗ trợ vốn chăn nuôi bò sinh sản, nuôi heo, nghề thủ công mỹ nghệ, công trình vệ sinh, nước sạch, trao tặng xe lăn...

Riêng trong năm 2017, AEPD đã hỗ trợ 224 NKT, với tổng số vốn gần 2 tỷ đồng giúp NKT, phát triển kinh tế.

Được thụ hưởng dự án, NKT đã chủ động tham gia, không trông chờ hay ỷ lại, vì vậy các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế, giúp họ có được việc làm và cuộc sống ổn định. Ngoài ra, NKT còn được hội họp, giao lưu chia sẻ. Được học tập cùng những người đồng cảnh ngộ đã giúp NKT phấn khởi, vơi đi tư tưởng nặng nề về bệnh tật và tâm lý mặc cảm, tự ti.

Chị Phan Thị Thu Nga, NKT ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tâm sự: “Trước đây, tôi luôn thấy mặc cảm về bản thân nhưng từ khi có sự giúp đỡ, tư vấn của các nhân viên thực địa AEPD, tôi thấy tự tin hơn. Mọi người luôn động viên tôi vươn lên trong cuộc sống”.

Với sự hỗ trợ sinh kế của AEPD, đây là hướng trợ giúp thoát nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả cho NKT. Và hơn thế nữa, dự án còn góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của những người xung quanh trong việc giúp đỡ, động viên NKT, từ đó tình yêu thương trong xã hội cũng được cải thiện hơn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hồng, Chủ tịch AEPD cho biết, thành công của mô hình còn thể hiện ở việc các hộ gia đình có NKT được chương trình hỗ trợ đều cải thiện điều kiện sinh hoạt bước đầu và vươn lên hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động văn hóa-xã hội tại địa phương. Vì thế, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục khảo sát các hộ gia đình có NKT trên toàn tỉnh để hỗ trợ, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.

PHẠM HÀ

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.