Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Động lực mới để cải thiện chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS ( Bài 3)

Hòa Bình - 16:35, 03/12/2023

Trước thực trạng tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh còn cao, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tranh thủ nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt gần đây nhất là nguồn lực thực hiện các mục tiêu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), là cơ hội, động lực quan trọng từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Tỉnh Gia Lai chú trọng truyền thông, trang bị kỹ năng, kiến thức sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS
Tỉnh Gia Lai chú trọng truyền thông, trang bị kỹ năng, kiến thức sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS

Tăng cường mạng lưới cô đỡ thôn bản

Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau" với các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong bà mẹ vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam” (Dự án giảm tử vong mẹ MSD - UNFPA) được triển khai tại Gia Lai. Dự án do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) tại Việt Nam hỗ trợ, thực hiện tại 14 xã, thuộc 4 huyện: Mang Yang, Chư Păh, Chư Sê và Kông Chro. Qua hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ vùng khó khăn trong tỉnh Gia Lai.

Ông Vũ Ngọc Phịnh - Điều phối viên dự án, cho biết: Dự án tham gia hỗ trợ về chính sách, chủ trương, ngân sách, đào tạo kỹ năng cấp cứu sản khoa, hỗ trợ trang- thiết bị y tế… nhằm thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng sâu, vùng xa, qua đó giảm thiểu tình trạng tử vong cho bà mẹ vùng DTTS. Một trong những hoạt động nổi bật là đào tạo, tập huấn cho các cô đỡ thôn bản tại các xã triển khai dự án. Qua tập huấn, các cô đỡ thôn bản có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em.

Từ sự hỗ trợ của Dự án, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức chiến dịch khám phát hiện nhiễm khuẩn đường sinh sản và kết hợp thực hiện truyền thông kế hoạch hóa gia đình cho khoảng 2.800 phụ nữ người DTTS.

 Đào tạo cầm tay chỉ việc cho các nhân viên/cán bộ phẫu thuật sản khoa nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về cung cấp dịch vụ hồi sức cấp cứu sản khoa, phẫu thuật sản khoa... Tổ chức truyền thông tư vấn về chủ đề sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho 500 học sinh người DTTS...

Đoàn chuyên gia UNFPA tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) thăm hộ đồng bào DTTS tại làng Ar Dêt, xã Đê Ar, huyện Mang Yang
Đoàn chuyên gia UNFPA tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) thăm hộ đồng bào DTTS tại làng Ar Dêt, xã Đê Ar, huyện Mang Yang

Ngoài ra, bằng nhiều nguồn đào tạo khác nhau, hiện tổng số cô đỡ thôn bản toàn tỉnh được đào tạo là 219 cô (100% là đồng bào DTTS). Số cô đỡ thôn bản đang hoạt động là 150 cô; trong đó 114 cô vừa thực hiện nhiệm vụ cô đỡ thôn bản vừa là nhân viên y tế thôn bản.

Tham gia lớp tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi về làm mẹ an toàn do UNFPA tổ chức vừa qua, bà Hyen - cô đỡ thôn bản xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) chia sẻ: “Tôi làm cô đỡ thôn bản từ năm 2013 đến nay và thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Qua tập huấn, tôi có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và các kỹ năng trong việc tuyên truyền, vận động chị em nên sinh đẻ tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn”.

Trong buổi làm việc với Đoàn chuyên gia của Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch khẳng định: Gia Lai luôn xác định y tế và giáo dục là 2 điều kiện căn bản để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 

Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng đề án tổng quát về mạng lưới y tế, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng y tế cơ sở vùng sâu vùng xa có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cơ bản và sơ cấp cứu ban đầu. Đối với đối tượng bà mẹ mang thai và trẻ em là 2 đối tượng trọng yếu cần được chăm sóc sức khỏe cơ bản, do đó, việc triển khai Dự án đã giúp cho người DTTS có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.

“Nguồn lực” từ Chương trình MTQG 1719

Nhằm chăm sóc sức khỏe của Nhân dân cũng như kéo giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh, UBND tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong Chương trình MTQG 1719, với tổng số nguồn vốn gần 12 tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn này sẽ dùng triển khai thực hiện công tác xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS và miền núi và nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS và miền núi.

 Đây sẽ là động lực mới cho địa phương miền núi phát triển mạng lưới y tế, cũng như đội ngũ cô đỡ thôn bản phát huy hết vai trò của mình để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng DTTS.

Bên cạnh đó, các nội dung thuộc Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) như: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sự phát triển trẻ thơ toàn diện cũng được Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai tích cực triển khai thông qua các buổi tập huấn, truyền thông, triển khai các nội dung về 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em, Tuần lễ làm mẹ an toàn… cho các bà mẹ và trẻ em tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, nhằm trang bị kiến thức bổ ích cho phụ nữ vùng đồng bào DTTS trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em và thay đổi nhận thức về việc sinh con một cách an toàn tại các cơ sở y tế.

 Lớp tập huấn trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn cho phụ nữ DTTS tại huyện Chư Pưh
Lớp tập huấn trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn cho phụ nữ DTTS tại huyện Chư Pưh

Chị Kpui H’Diu (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) cho biết: “Vì sinh con đầu nên mình rất bỡ ngỡ, lo lắng trong suốt thời gian mang thai. Thật may mắn mình được tham gia lớp tập huấn, được cán bộ y tế tư vấn, thăm khám định kỳ. Đến khi sinh mình phải đến cơ sở y tế để cả mẹ và bé được an toàn”.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, cùng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản đã có chuyển biến tích cực. Đến nay, tỉnh Gia Lai đã kéo giảm được tỷ lệ tử vong mẹ xuống 40% (năm 2023 còn 3 ca tử vong mẹ, giảm 2 ca so với năm 2022). Đồng thời, trên 60% phụ nữ được khám thai định kỳ, hơn 91% phụ nữ đẻ được cán bộ có kỹ năng đỡ, gần 75% trẻ được chăm sóc theo quy trình sản khoa mới EENC nhằm giảm tai biến sản khoa và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả về làm mẹ an toàn, đảm bảo sức khỏe và chất lượng sống cho cả bà mẹ và trẻ em không chỉ có các cấp, các ngành liên quan mà còn cần sự tham gia, phối hợp thực hiện của cả cộng đồng, đặc biệt là nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi..


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.