Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tân Sơn (Bắc Kạn): Chuyển đổi cơ cấu kinh tế để giảm nghèo

Lý Dũng - Minh Thu - 19:19, 15/10/2021

Để từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 70% (năm 2018) xuống còn 50% (cuối năm 2020).

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đời sống của người dân Tân Sơn từng bước được cải thiện
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đời sống của người dân ở Tân Sơn từng bước được cải thiện

Được sự giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi tìm đến nhà chị Lý Thị Ba ở thôn Nặm Dất, xã Tân Sơn để tìm hiểu thêm về cách tổ chức mô hình kinh tế của gia đình. Chia sẻ với chúng tôi, chị Ba cho biết, cuối năm 2018, được chính quyền xã vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như khí hậu nơi đây, ngoài 2 ha cây gừng trồng bao năm qua, chị đã vay vốn ngân hàng đầu tư trồng thêm 2ha cây cà gai leo."Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu nhập rất ổn định. Đến nay, thu nhập từ gừng và cà gai leo là khoảng 200 triệu đồng/năm”, chị Ba thông tin.

Từ sự vận động của chính quyền xã trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, năm 2020, gia đình ông Bàn Văn Tịnh ở thôn Nặm Dất đã thoát nghèo. “Để bảo đảm về lương thực, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi vừa làm nương rẫy (ngô, lúa) vừa trồng hơn 4ha quế và gần 4.000m2 gừng. Đây là nguồn thu nhập quan trọng, khi cây gừng và cây quế đều có giá bán cao trên thị trường, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, với mức thu nhập 60 - 70 triệu đồng/năm”, ông Tịnh kể.

Theo bà Triệu Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn, Tân Sơn từng là xã vùng cao, khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Chợ Mới. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trong đó đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và canh tác bền vững trên đất dốc.

Người dân thôn Khuổi Đeng 1 chăm sóc cây cà gai leo
Người dân thôn Khuổi Đeng 1 chăm sóc cây cà gai leo

Những năm qua, người dân đã đưa một số cây trồng phù hợp khí hậu địa phương như cây gừng, hồi, cà gai leo trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao. Hiện, toàn xã Tân Sơn có trên 30ha gừng, 12ha cà gai leo và khoảng 5ha hồi, trong đó khoảng 4ha cho thu hoạch, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn.

Bà Triệu Thị Kiều, Phó Chủ tịch xã Tân Sơn thông tin thêm, với lợi thế Tân Sơn là xã có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là suối Bản Lù có nhiều thác, ghềnh hoang sơ, hùng vỹ, xã nằm ở vị trí ở gần TP. Bắc Kạn và Quốc lộ 3...,nếu được đầu tư và quảng bá tốt, hoàn toàn có thể thu hút du khách, phát triển du lịch. “Hiện, xã xây dựng phương án phát triển kinh tế từ du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, mục tiêu kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.