Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tấm lòng của người thầy đáng kính

Song Vy - 15:26, 20/07/2020

Suốt hơn 22 năm qua, thầy Huỳnh Thanh Tèo, ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã tham gia dạy tiếng Pali và chữ Khmer trong các ngôi chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Đối với thầy, niềm vui và vinh dự nhất là được đứng trên bục giảng để đem tiếng nói, chữ viết đến với con em đồng bào Khmer.

Thầy Huỳnh Thanh Tèo dạy tiếng Pali và chữ Khmer cho các sư sãi
Thầy Huỳnh Thanh Tèo dạy tiếng Pali và chữ Khmer cho các sư sãi

Từ nhỏ, thầy Huỳnh Thanh Tèo đã thấy ông nội dạy tiếng Pali, chữ Khmer cho sư sãi trong chùa. Khi 15 tuổi, thầy xin cha mẹ vào chùa Đìa Muồng, huyện Phước Long (Bạc Liêu) tu học. Ở chùa thầy siêng năng học tập, biết chùa nào mở lớp dạy chữ Pali, thầy xin trụ trì đi học. Sau 3 năm theo học, thầy tốt nghiệp Pali Rong để vào học Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng. 

Thầy Tèo cho biết: “Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi theo học đại học ngành Kinh tế được 3 năm nhưng vì nghèo, tôi đành về quê. Năm 1998, tôi đã thực hiện được ước mơ vào chùa Đìa Muồng dạy tiếng Pali và chữ Khmer cho sư sãi trong chùa”.

Yêu thích nghề giáo, thầy luôn dành thời gian, nghiên cứu nhiều sách tiếng Pali và chữ Khmer nên thầy nổi tiếng về sự hiểu biết rộng tiếng Pali. Thầy được một số chùa Khmer trong tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… mời đến giảng dạy. 

Đặc biệt, từ năm 2012 đến năm 2016, thầy được sư trụ trì chùa Khmer tỉnh Bình Phước mời đến giảng dạy tiếng Pali và chữ Khmer. Qua 4 năm, thầy đã đào tạo được 16 học viên tốt nghiệp Pali Rong để được vào học Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng. Khi học trò đã có đủ kiến thức cả tiếng Pali và chữ Khmer để dạy cho các vị sư trong chùa, thầy trở về Sóc Trăng tiếp tục giảng dạy tiếng Pali. 

Hiện nay, trong một tuần, thầy dạy 3 chùa (chùa Sro lôn, chùa Tum Núp và chùa Tức Sáp, tỉnh Sóc Trăng), dạy tiếng Pali từ lớp 1 đến lớp 3. Đa số những ngôi chùa mà thầy dạy, số lượng tăng sinh đều đỗ đạt cao trong kỳ thi tốt nghiệp Pali Rong do Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức. 

Tăng sinh Thạch Thanh Bình, học viên chùa Sro Lôn, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, đậu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp Pali Rong tỉnh Sóc Trăng năm học 2019 - 2020, cho biết: “Trong suốt 3 năm học được thầy Huỳnh Thanh Tèo dạy tiếng Pali là niềm vinh dự cho chúng tôi. Thầy sống giản dị, hiểu biết rộng về tiếng Pali, chữ Khmer và hiểu được tâm tư của học trò. Trong giảng dạy, thầy rất tôn trọng sư và có phương pháp dạy rất hay để giúp tăng sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ kỹ. Ngoài ra, thầy còn định hướng cho tăng sinh chọn con đường học cao hơn để có trình độ phục vụ cho công tác tôn giáo, dân tộc”. 

Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Xét về người có trình độ hiểu biết tiếng Pali và chữ Khmer, thầy Tèo nằm trong những “bậc thầy” giỏi và yêu nghề. Khi chùa nào cần giáo viên hay Hội mời đến chùa dạy, thầy Tèo đều nhiệt tình nhận lời mà không quản ngại đường xa. Tấm lòng của thầy Tèo dành cho tăng sinh thật đáng biểu dương và tôn kính”.

Xét về người có trình độ hiểu biết tiếng Pali và chữ Khmer, thầy Tèo nằm trong những “bậc thầy” giỏi và yêu nghề. Khi chùa nào cần giáo viên hay Hội mời đến chùa dạy, thầy Tèo đều nhiệt tình nhận lời mà không quản ngại đường xa. Tấm lòng của thầy Tèo dành cho tăng sinh thật đáng biểu dương và tôn kính”.

Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.