Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tài nguyên văn hoá truyền thống: Kho báu trong phim Việt

Hồng Phúc - 12:15, 18/03/2021

Đã có lúc giới chuyên môn lo lắng cho môn nghệ thuật thứ 7, bởi xuất hiện quá nhiều những phim Remake (Việt hoá). Thế nhưng vài năm trở lại đây, một tín hiệu đáng mừng là điện ảnh Việt đang quay về với bản sắc văn hoá dân tộc qua những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn.

Một cảnh trong phim Song Lang
Một cảnh trong phim "Song Lang"

Năm 2018, đánh dấu tròn 100 năm nghệ thuật cải lương ra mắt người nghe trên sân khấu chuyên nghiệp. Khán giả cũng có cơ hội thưởng thức một bộ phim về cải lương mang tên “Song Lang”. Ngay từ những cảnh đầu của bộ phim , hình ảnh đoàn nhân công hì hục trang hoàng bảng hiệu Đoàn cải lương Thiên Lý tại rạp hát, như một bước mang người xem trở về không khí rộn ràng, hoài cổ của thời Việt Nam sau ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước.

“Mình thực sự xúc động khi xem những thước phim của Song Lang, cải lương không hề khô khan, xa vời như mình vẫn tưởng. Phim như một nguồn cảm hứng thu hút những người trẻ như mình tìm hiểu, trân trọng môn nghệ thuật vốn định kiến chỉ dành cho thế hệ cũ”, khán giả Đỗ Huyền Trang (29 tuổi) chia sẻ.

Đây là phim được đánh giá đáng xem, và đặc biệt rất có ý nghĩa để khán giả trẻ tuổi biết đến nghệ thuật cải lương đang có nguy cơ mai một; Qua sự thăng trầm của một gánh hát, để nói về sự thăng trầm của nghệ thuật cải lương đã có bề dày cả trăm năm. Phim miêu tả cải lương dưới nhiều góc độ, đối tượng nhân vật, từ người nghệ sĩ đến khán giả, hay từ cả kẻ bàng quan. Không lý tưởng hóa, không khuôn mẫu với những chi tiết khô khan, bộ phim đưa khán giả trở lại không gian của nghệ thuật truyền thống.

Không chỉ có "Song Lang", còn có “Cô Ba Sài Gòn” với hình ảnh tà áo dài truyền thống hay "Trạng Tí, Cậu Vàng", … bước ra từ trang sách gần đây, là những minh chứng rõ nét cho dấu ấn văn hoá Việt trong điện ảnh, với những giải thưởng và sự ghi nhận của khán giả. Phim Việt không chỉ cố gắng mang những nét đẹp đặc trưng của Việt Nam lên màn ảnh rộng thông qua bối cảnh, âm nhạc, phục trang mà còn từ chính những thông điệp về văn hoá mà phim truyền tải.

Có khá nhiều dự án phim Việt đã và đang tập trung sử dụng chất liệu văn hóa dân tộc, từ các tác phẩm văn học, văn hóa dân gian, dần định hình một dòng phim mới, mang những nét đẹp đặc trưng của Việt Nam lên màn ảnh rộng. Đây là một tín hiệu vui, bởi thông qua điện ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ chạm nhiều hơn đến giới trẻ, vốn là đối tượng khán giả chủ yếu.

Sự mạnh dạn của các nhà làm phim, khi liên tiếp đưa yếu tố văn hóa truyền thống vào điện ảnh, đưa ra rạp chiếu chứ không chỉ làm phim tuyên truyền cất kho, đã cho thấy, vốn văn hóa này đang được nhìn nhận, khai thác và trở thành kho vàng có giá trị lớn. Ở góc độ văn hóa, đây còn là một cách bảo lưu và quảng bá những giá trị nghệ thuật xưa đến với khán giả trong và ngoài nước.

Phim Cô Ba Sài Gòn là câu chuyện về tình yêu đam mê giữ gìn tà áo dài của phụ nữ Việt
Phim "Cô Ba Sài Gòn" là câu chuyện về tình yêu đam mê giữ gìn tà áo dài của phụ nữ Việt

Nhìn từ Hàn Quốc, có thể thấy đây là đất nước thành công khi đưa trọn vẹn văn hóa của họ vào phim, từ ẩm thực, thời trang, hiện thực xã hội, lối sống... Phim Hàn đã tạo được mã định danh của mình trên thị trường phim thế giới.

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho rằng, trong thời đại công nghệ số, mà Robot biết sáng tác nhạc, vẽ tranh hay viết kịch bản...thì chỉ có một thứ không thể nào bị nhận xét là vay mượn, đạo nhái, đó chính là văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, bởi bản sắc là duy nhất.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, với số lượng phim Việt về văn hoá còn hơi khiêm tốn, con đường đến với “bản sắc dân tộc” còn một chặng khá dài. Đặc biệt khi chúng phải cạnh tranh khốc liệt với những phim giải trí hiện đại.

Đạo diễn Tô Hoàng, Hội Điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh, “bản sắc dân tộc trong phim ảnh, không chỉ là phương tiện biểu đạt, nó cần được đào xới, khai thông, tìm tới những góc nhìn, sự cảm nhận, đánh giá khái quát, hoàn chỉnh và sâu sắc hơn...”.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam cho rằng, Luật Điện ảnh đã lạc hậu, cơ chế chính sách chưa rõ ràng và chưa đủ sức khích lệ hoạt động điện ảnh; đội ngũ làm điện ảnh tại các cơ sở điện ảnh của Nhà nước ngày càng mai một; hầu hết phim “ăn khách” của hãng phim tư nhân là phim hành động, kinh dị, hài, tình cảm...

Vì vậy, muốn phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam, phải đổi mới quan niệm, từ nhà quản lý đến nhà làm phim, rằng điện ảnh không chỉ là ngành nghệ thuật; phim không chỉ là tác phẩm, mà còn là hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của sáng tạo và công nghệ, đem lại giá trị tinh thần và giải trí cho công chúng, đồng thời có khả năng thu lợi để tái sản xuất và phát triển...

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.