Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái hiện vở kịch “Chén thuốc độc” dịp kỷ niệm 100 năm Sân khấu kịch

PV - 15:00, 06/10/2021

Vở diễn “Chén thuốc độc” của nhà viết kịch Vũ Đình Long cách đây tròn 100 năm đang được các nghệ sĩ, diễn viên của nhiều nhà hát phối hợp tập luyện, trình diễn hướng tới kỷ niệm 100 năm Sân khấu kịch.

Các nghệ sĩ tham gia sáng tạo vở diễn
Các nghệ sĩ tham gia sáng tạo vở diễn

Đây là lần đầu tiên các nhà hát cùng phối hợp với nhau biểu diễn trong cùng một vở kịch, trên cùng một sân khấu.

Vở “Chén thuốc độc” của tác giả Vũ Đình Long được viết cách đây tròn 100 năm, có vị trí đặc biệt trong sân khấu Việt Nam. Đây là vở diễn đầu tiên do người Việt viết, đánh dấu sự ra đời chính thức và phát triển của kịch nói Việt Nam. Khác với cải lương, tuồng, chèo là những loại hình nghệ thuật xuất phát từ sinh hoạt dân gian, kịch nói mang ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

Vở “Chén thuốc độc” (1921) mang tính hiện đại, thoát khỏi màu sắc của các thể loại kịch truyền thống dân tộc, được diễn trên nền sân khấu hiện đại với những bối cảnh và công cụ hiện đại. Vở kịch cũng thể hiện mong muốn tạo ra một tác phẩm đậm nét Việt cho chính người Việt xem của giới văn nghệ sĩ bấy giờ, đặc biệt là tác giả Vũ Đình Long.

Nội dung vở kịch xoay quanh câu chuyện của gia đình thầy Thông Thu - một gia đình tư sản Âu hóa với đủ những cám dỗ của xã hội thành thị thực dân. Mỗi người tìm đến cho mình một nguồn vui riêng, bỏ qua tất cả lễ giáo đạo đức và trách nhiệm để đi vào con đường ăn chơi sa đọa. Kết cục, gia đình phá sản, tiền tài mất, danh dự cũng không còn, thầy Thông Thu chỉ có tự giải thoát bằng Chén thuốc độc để thoát khỏi những hình phạt đang chờ đợi trước mắt. Vở kịch không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà thông qua đó còn phê phán, cảnh tỉnh lối sống Âu hóa, ăn chơi hưởng lạc quá mức mà lãng quên trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội. 

Vở diễn được đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai dàn dựng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi của các nhà hát Tuổi trẻ, Kịch Việt Nam, Chèo Hà Nội, Đại học Sân khấu Điện ảnh…, như NSND Lê Khanh, NSND Trung Hiếu, NSND Việt Thắng, NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Mai Nguyên, NSƯT Hoài Thu, NSƯT Quang Thắng, Duy Anh, Thanh Bình, Thanh Dương, Khuất Quỳnh Hoa, Việt Hoa, Quỳnh Dương...

Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ như Đỗ Trí Hùng biên tập, họa sĩ Hoàng Phong thiết kế mỹ thuật, nhạc sĩ Giáng Son sáng tác ca khúc, nghệ sĩ Lê Phương biên đạo múa...

Dự kiến, vở kịch "Chén thuốc độc" sẽ được công diễn trong tuần lễ kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam từ ngày 20 đến 27/10.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.