Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuồng cổ​​​​​​​ lên tivi

PV - 14:05, 30/09/2021

Nhà hát Tuồng Việt Nam là đơn vị đầu tiên được lựa chọn để triển khai biểu diễn hình thức Nhà hát truyền hình trong Kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch của Bộ VHTTDL. Theo kế hoạch, Nhà hát đã ghi hình hai tác phẩm Trung thần, Võ Tam Tư trảm Cáo và hiện đang tập vở Triệu Đình Long cứu chúa...

 Một cảnh trong vở Tuồng cổ “Trung thần” Ảnh: N.T
Một cảnh trong vở Tuồng cổ “Trung thần” Ảnh: N.T

Nghệ thuật Tuồng được “lên sóng” cũng là lúc những nghệ sĩ Tuồng không còn thất nghiệp sau chuỗi ngày dịch bệnh kéo dài và khán giả sẽ có cơ hội để thưởng thức những tác phẩm xuất sắc nhất của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Cách 2 thế kỷ vẫn tươi mới tính thời sự

Tác phẩm Trung thần vừa phát sóng trên VTV1 đã mang tới cho khán giả xem đài những góc nhìn mới mẻ về một vở tuồng lịch sử. Dù không có những tràng pháo tay kéo dài, không được chứng kiến những giọt nước mắt rơi trước số phận của từng nhân vật, nhưng cặp vợ chồng nghệ sĩ thể hiện vai chính: Mạnh Linh (Tả quân Lê Văn Duyệt) và NSƯT Lộc Huyền (vợ Lê Văn Duyệt) vô cùng xúc động khi nhận được rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn của đồng nghiệp và khán giả gửi tới để nói về cảm xúc của họ đối với vở diễn. NSƯT Lộc Huyền chia sẻ: “Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của diễn viên Tuồng truyền thống, khi suốt thời gian không được biểu diễn, không có thu nhập. Vừa khó khăn về kinh tế, chúng tôi vừa day dứt nỗi nhớ nghề, bởi với Tuồng thì phải “văn ôn võ luyện” hàng ngày mới có thể giữ được phong độ. Xin cảm ơn lãnh đạo Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã kịp thời triển khai nhà hát truyền hình và biểu diễn online giúp cho nghệ sĩ chúng tôi có công ăn việc làm”.

Lộc Huyền cho biết, rất nhiều khán giả đã phản hồi tích cực sau khi xem Trung thần, dẫu là đề tài lịch sử tưởng chừng khô khan nhưng ê kíp sáng tạo đã thổi luồng sinh khí mới mẻ, hấp dẫn vào vở diễn. Trung thần ca ngợi công lao to lớn, tấm lòng “trung quân ái quốc” hết lòng vì dân vì nước và bản lĩnh khẳng khái, cương trực, dám nghĩ dám làm của Tả tướng quân Lê Văn Duyệt, người có công trong việc mở mang bờ cõi phương Nam và xây dựng Sài Gòn - Gia Định khi xưa và TP.HCM ngày nay. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, khi đưa kịch mục vào kế hoạch của Bộ, Nhà hát đã chú trọng giới thiệu với khán giả những tác phẩm về đề tài lịch sử, ca ngợi các nhân vật chính nghĩa, anh hùng dân tộc. Những tác phẩm này sẽ có giá trị hơn khi được diễn vào đúng thời điểm cả nước đang đồng lòng chống đại dịch Covid-19. Chọn Trung thần biểu diễn đầu tiên là vì các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đều mong muốn mang tới món ăn tinh thần ý nghĩa để phục vụ khán giả nhất là người dân TP.HCM nhằm đề cao tinh thần đoàn kết “chống dịch như chống giặc”.

Rất nhiều đồng nghiệp và người xem đã viết bài trên mạng xã hội chia sẻ cảm xúc sau khi xem vở diễn. Khán giả Triệu Vũ Đình viết: “Trung thần là một vở tuồng lịch sử mang nhiều ý nghĩa và bài học cho hậu thế về trị quốc an dân, về cách dùng người và trọng dụng nhân tài. Giữa những ngày khó khăn này, các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã không quản ngày đêm dàn dựng luyện tập để cống hiến cho khán giả một tác phẩm sân khấu thật nhiều ý nghĩa, có giá trị sâu sắc. Dùng chính nghệ thuật Tuồng, một “đặc sản” văn hoá dân tộc phục vụ khán giả, góp phần động viên tinh thần cả nước tham gia chống dịch, thật đáng trân trọng!”.

Cơ hội xem Tuồng cổ “xịn”

Cảnh trong vở Võ Tam Tư trảm Cáo
Cảnh trong vở Võ Tam Tư trảm Cáo

Bên cạnh việc “đưa lên tivi” vở mới được dàn dựng với nhiều thử nghiệm của nữ đạo diễn tài năng ở Trung thần, Nhà hát Tuồng Việt Nam còn lựa chọn giới thiệu tiếp hai vở Tuồng cổ mẫu mực là Võ Tam Tư trảm cáo Triệu Đình Long cứu chúa. Võ Tam Tư trảm cáo được phục dựng từ tích Tuồng cổ Võ Tam Tư trảm Nguyệt Cô, kể về một con cáo sau ngàn năm tu luyện đã trở thành người, xuống trần gian kết duyên cùng Võ Tam Tư, rồi quên mất lời dạy của Sư mẫu nên phải trở lại kiếp cáo. Những khán giả yêu nghệ thuật Tuồng cổ đều ít nhất đã một lần được xem trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hoá cáo thì nay sẽ có cơ hội để được thưởng thức vở diễn đầy đủ. Ba nhân vật chính do các nghệ sĩ tài năng thể hiện: Xuân Tùng (Võ Tam Tư), NSƯT Lệ Quyên (Hồ Nguyệt Cô), NSƯT Trần Long (Tiết Giao). Đặc biệt, vở Triệu Đình Long cứu chúa sẽ do lực lượng diễn viên trẻ của Nhà hát trình diễn. Dẫu còn rất trẻ nhưng họ đã thể hiện một cách chuẩn chỉ những vai diễn trong Tuồng cổ và cũng thể hiện được khả năng gánh vác kế tiếp các thế hệ nghệ sĩ gạo cội của Nhà hát Tuồng Việt Nam.

“Tiếp cận với Nhà hát Truyền hình và làm nghệ thuật online là những hình thức rất mới đối với chúng tôi. Nhưng rõ ràng ở thời điểm này, khi khán giả chưa sẵn sàng tới rạp hát để xem trực tiếp, cùng với đó là để đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả yêu thích nghệ thuật truyền thống, thì đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để kéo họ đến với Tuồng”, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam Phạm Ngọc Tuấn chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.