Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer

Kim Anh - 23:13, 18/04/2022

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức tái hiện lại Tết Chôl Chnăm Thmây nhằm giới thiệu đến du khách một nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Khmer.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer còn gọi là Tết vào năm mới, tổ chức hằng năm vào các ngày 13, 14, 15/4 (năm nhuận tổ chức vào ngày 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch). Đây cũng là dịp nông nhàn, rảnh rỗi trong năm, là dịp vui chơi, đi lại hỏi thăm nhau để thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Để tiến hành Lễ, người Khmer dọn dẹp bàn thờ phật, tổ tiên, dọn nhà cửa sạch sẽ, mặc trang phục truyền thống và sắm sửa các vật phẩm: hoa, bánh trái, đèn để cúng dường, tiếp đón các vị tiên và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng.
Để tiến hành Lễ, người Khmer dọn dẹp bàn thờ phật, tổ tiên, dọn nhà cửa sạch sẽ, mặc trang phục truyền thống và sắm sửa các vật phẩm: hoa, bánh trái, đèn để cúng dường, tiếp đón các vị tiên và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng.
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) Lễ rước
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) Lễ rước
Tượng thần Mara Prưm - Biểu tượng tín ngưỡng của người Khmer.
Tượng thần Mara Prưm - Biểu tượng tín ngưỡng của người Khmer.
Nghi thức rước thần Kapila quanh chính điện 3 vòng để làm lễ mừng năm mới. Sau đó làm lễ Tam Bảo cùng các Chư Tăng tụng kinh Cầu an năm mới thực hiện trong Chánh điện.
Nghi thức rước thần Kapila quanh chính điện 3 vòng để làm lễ mừng năm mới. Sau đó làm lễ Tam Bảo cùng các Chư Tăng tụng kinh Cầu an năm mới thực hiện trong Chánh điện.
Lễ Tam Bảo trong Chánh điện chùa Khmer.
Lễ Tam Bảo trong Chánh điện chùa Khmer.
Ngày thứ hai gọi là Thngay Von - boch. Theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa.
Ngày thứ hai gọi là Thngay Von - boch. Theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa.
Buổi chiều, tiến hành lễ đắp núi cát, gọi là Puôn - phnum - khsach. Mọi người cùng nhau đắp núi cát để mong muốn tích phúc, an lành cho năm mới.
Buổi chiều, tiến hành lễ đắp núi cát, gọi là Puôn - phnum - khsach. Mọi người cùng nhau đắp núi cát để mong muốn tích phúc, an lành cho năm mới.
Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơnsăk (ngày thêm tuổi), ngày chính của Tết, với ý nghĩa bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Đức Phật, chúc mừng cha mẹ ông bà, dâng bánh trái các nhà sự để tạ ơn.
Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơnsăk (ngày thêm tuổi), ngày chính của Tết, với ý nghĩa bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Đức Phật, chúc mừng cha mẹ ông bà, dâng bánh trái các nhà sư để tạ ơn.
Bà con cùng tham gia tắm Phật để tỏ lòng biết ơn đức Phật và gột rửa những điều không may mắn của năm cũ, lấy may cho năm mới.
Bà con cùng tham gia tắm Phật để tỏ lòng biết ơn đức Phật và gột rửa những điều không may mắn của năm cũ, lấy may cho năm mới.
Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông.
Trong ba ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.