Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái hiện nghi thức Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Lào

PV - 10:20, 20/04/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện Nghi thức Mừng cơm mới (Kin Khảu Hó).

Thiếu nữ dân tộc Lào sửa soạn trang phục chuẩn bị cho nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thiếu nữ dân tộc Lào sửa soạn trang phục chuẩn bị cho nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh

Lễ Khảu Hó được coi là ngày Tết lớn trong năm của đồng bào dân tộc Lào và được tổ chức vào Rằm tháng Tám âm lịch (tháng 10 theo lịch Lào). Lễ Khảu Hó có nhiều ý nghĩa: là lễ mừng lúa mới (trước đây chỉ gieo trồng một vụ nên được coi là mừng cả năm), lễ cúng tạ ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi, có sức khỏe; lễ cúng giỗ những người đã khuất; đặc biệt đây là ngày tập trung tất cả con cháu trong gia đình, những người đi xa trong ngày này đều cố gắng trở về để dâng lễ lên tổ tiên và đoàn tụ gia đình, hàng xóm láng giềng.

Mâm lễ cúng được chuẩn bị đầy đủ bao gồm đồ ăn, rượu và hoa quả. Ảnh: Diễm Quỳnh
Mâm lễ cúng được chuẩn bị đầy đủ bao gồm đồ ăn, rượu và hoa quả. Ảnh: Diễm Quỳnh

Theo quan niệm vạn vật hữu linh, người Lào tin rằng mọi thứ đều có thần linh cai quản. Do vậy khi mùa màng đã thu hoạch xong, năm nào các gia đình người Lào cũng tổ chức Lễ Khảu Hó.

Gia chủ thực hiện lễ cúng các vị tổ tiên ở giữa nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh
Gia chủ thực hiện lễ cúng các vị tổ tiên ở giữa nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, đồng bào làm lễ cúng và khấn trời phật, tổ tiên, ông bà phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để cho mùa sau thu hoạch đạt năng xuất cao hơn vụ mùa trước. Sau khi chế biến xong các loại lương thực, thực phẩm, người ta gói đồ lễ lại bằng lá dong (hó khảu). Trong gói đồ lễ bao gồm một nắm nhỏ xôi cốm, một nắm nhỏ xôi trắng; một vài con ong; 1 con dế mèn; thịt gà, thịt vịt, thịt nhái, thịt ếch, cá trê... mỗi thứ một miếng. Trong mỗi gói có thể đủ các thành phần, có thể thiếu một vài món.

Trong văn hoá dân tộc Lào, mâm cúng cho ông chủ nhà đã khuất được đặt trên chiếc ninh đồng trong góc bếp. Ảnh: Diễm Quỳnh
Trong văn hoá dân tộc Lào, mâm cúng cho ông chủ nhà đã khuất được đặt trên chiếc ninh đồng trong góc bếp. Ảnh: Diễm Quỳnh

Thường có 5 mâm lễ gồm: các loại rau, củ, quả, hoa râm bụt, và các gói Khảu hó. 5 mâm lễ được đặt ở các vị trí: bàn thờ tổ tiên để cúng tổ tiên; đặt giữa nhà để cúng giỗ người đã khuất; đặt trên chiếc ninh đồng ở góc bếp để cúng hồn ông chủ nhà; đặt ở bàn thờ ngoài vườn để cúng bên ngoại; đặt ở ngoài hành lang để cúng chúng sinh; đặt dưới gầm sàn để cúng bồ thóc.

Sau khi phần lễ, mọi người cùng buộc vòng tay may mắn cho nhau, cầu mong một năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc. Ảnh: Diễm Quỳnh
Sau khi phần lễ, mọi người cùng buộc vòng tay may mắn cho nhau, cầu mong một năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc. Ảnh: Diễm Quỳnh

Chuẩn bị các mâm cúng xong, chủ nhà bắt đầu cúng. Sau khi chủ nhà đọc xong lời cúng, mọi người sẽ cùng nhau ngồi ăn cơm. Trong mâm cơm, ngoài gia chủ, con cháu về đoàn tụ còn có hàng xóm và khách cùng ăn tết cơm mới với gia đình. Mọi người ăn cơm, uống rượu hỏi thăm, chúc tụng và đeo vòng cầu may cho nhau.

Mọi người cùng nhau mở lễ vật và chung vui cùng chủ nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh
Mọi người cùng nhau mở lễ vật và chung vui cùng chủ nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh

Sau đó các gia đình đi thăm nhau, cuộc vui kéo từ nhà nọ qua nhà kia đến cuối chiều mới kết thúc.

Cô gái dân tộc Lào uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh
Cô gái dân tộc Lào uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh
Những chàng trai, cô gái dân tộc Lào biểu diễn các tiết mục múa truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh
Những chàng trai, cô gái dân tộc Lào biểu diễn các tiết mục múa truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh

Kin Khảu Hó là một lễ nghi mang đậm bản sắc dân tộc, đầy tính nhân văn của mỗi gia đình, dòng họ, bản mường của đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay tuy phần nghi lễ đã được đơn giản hơn nhưng vẫn được tổ chức đều đặn, có sức lan tỏa và cần được bảo tồn và phát huy./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.