Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Vườn thuốc quanh ta

  • Những bài thuốc dân gian từ cây địa hoàng

    Những bài thuốc dân gian từ cây địa hoàng

    Vườn thuốc quanh ta - 17:30, 28/02/2021

    Cây địa hoàng hay còn gọi là địa hoàng, sinh địa, sinh địa hoàng, nguyên sinh địa, thục địa,…là cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Địa hoàng có vị ngọt, đắng, có tính hàn và được quy vào kinh tâm, can, thận. Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để điều trị thiếu máu, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, sốt xuất huyết… Hãy tham khảo một số bài thuốc có sử dụng địa hoàng nhé.
  • Bài thuốc hay từ cây dâu tằm

    Bài thuốc hay từ cây dâu tằm

    Vườn thuốc quanh ta - 11:32, 25/02/2021

    Cây dâu tằm từ lâu đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì từ lá, quả, thân, rễ cây dâu tằm đều có thể làm thuốc. Thậm chí nhiều tác dụng phong phú từ cây dâu tằm đã được ứng dụng lâm sàng rộng rãi. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây dâu tằm:
  • Bài thuốc hay từ cây dành dành

    Bài thuốc hay từ cây dành dành

    Vườn thuốc quanh ta - 10:43, 22/02/2021

    Cây dành dành còn có tên gọi khác là thủy hoàng chi, chi tử, mác làng cương (tiếng Tày),…là một vị thuốc nam quý hiếm, có tính hàn, vị đắng. Cây dành dành có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể kết hợp cây dành dành với những vị thuốc khác để chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây dành dành.
  • Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần

    Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần

    Vườn thuốc quanh ta - 10:40, 19/02/2021

    Cây cúc tần hay còn gọi là từ bi, đại bi, đại ngải, hoa mai não, lức ấn, băng phiến ngải, cây co mát (người Thái), cây phặc phà (người Tày). Là một loại cây mọc hoang rất quen thuộc với người dân nông thôn nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng tuyệt vời để chữa cảm sốt, ho, xương khớp, bệnh trĩ, sỏi thận,… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây cúc tần.
  • Những bài thuốc hay từ cúc hoa vàng

    Những bài thuốc hay từ cúc hoa vàng

    Vườn thuốc quanh ta - 16:07, 17/02/2021

    Cúc hoa vàng hay còn gọi là kim cúc, cam cúc. Theo đông y, cúc hoa có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, đi vào các kinh phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Dưới đây xin giới thiệu một số phương trị liệu từ cúc hoa.
  • Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

    Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

    Vườn thuốc quanh ta - 09:59, 12/01/2021

    Cây cốt khí hay còn gọi là hổ trượng căn, điền thất, hoạt huyết đan, ban trượng căn…có vị đắng, tính ấm. Cây cốt khí thường mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta, rễ củ của loại cây này có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống u xơ, chống huyết khối. Thường được dùng để chữa phong thấp, chấn thương, huyết áp, viêm gan, điều hoà kinh nguyệt,… Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ cốt khí củ để bà con tham khảo.
  • Cây cỏ tranh và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

    Cây cỏ tranh và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

    Vườn thuốc quanh ta - 10:25, 08/01/2021

    Cây cỏ tranh còn có tên gọi khác là cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)...Theo Đông y, cỏ tranh có vị ngọt tính cam hàn có tác dụng lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu thường chủ trị xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, lợi tiểu, viêm đường tiết niệu,… Với những công dụng hữu ích mà vị thuốc cỏ tranh mang lại, đông y sử dụng loại nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh như sau:
  • 10 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

    10 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

    Vườn thuốc quanh ta - 09:57, 04/01/2021

    Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)… Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi cho bà con tham khảo:
  • Cỏ mần trầu – Vị thuốc đẹp da, bổ máu, chữa nhiều bệnh

    Cỏ mần trầu – Vị thuốc đẹp da, bổ máu, chữa nhiều bệnh

    Vườn thuốc quanh ta - 10:04, 31/12/2020

    Cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: ngưu cân thảo, tết suất thảo, cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, màng trầu, ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía. Hang ma (Tày), hìa xú xan (Thái), Cao day (Ba Na)…có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loại thảo dược này đã được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Trong đó, mần trầu là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc làm đẹp da, bổ máu, giải độc gan, chữa nhiều bệnh.
  • Các bài thuốc dân gian từ cây cam thảo đất

    Các bài thuốc dân gian từ cây cam thảo đất

    Vườn thuốc quanh ta - 10:33, 28/12/2020

    Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Từ lâu, cây cam thảo đất đã được dân gian xem là vị thuốc nam quý. Với công dụng hiệu quả, lành tính của loại thảo dược này được ứng dụng làm thuốc rộng rãi trong Y học dân tộc hàng ngàn năm qua. Sau đây là một số bài thuốc cho bà con tham khảo.