Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức hút đầu tư từ một tỉnh trung du miền núi

Lan Anh - 15:36, 28/08/2020

Là tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, những năm qua, Vĩnh Phúc luôn là điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh các nguồn lực sẵn có, chính quyền đã và đang có nhiều giải pháp tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư.

Hạ tầng trong các nhà máy ở Vĩnh Phúc được đầu tư đồng bộ
Hạ tầng trong các nhà máy ở Vĩnh Phúc được đầu tư đồng bộ

Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, trong những năm vừa qua, Vĩnh Phúc đã nỗ lực không nhỏ trong việc thiết lập cơ chế, chính sách ưu đãi, cải cách hành chính để từng bước kiến tạo một môi trường thuận lợi, hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư khi đến Vĩnh Phúc, bên cạnh việc cải tiến quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, khắc con dấu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đã giảm một số khoản phí như phí cấp phép xây dựng, phí dịch vụ. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ việc bồi thường kinh phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp và kinh phí xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp.

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, để bảo đảm an toàn và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư, Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn các nhà đầu tư thông qua các ứng dụng như Zalo, Facebook hoặc văn bản. Các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh được triển khai qua mạng với sự công khai, minh bạch, nhanh chóng, nhờ đó, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh nỗ lực cải cách hành chính để thu hút nhà đầu tư, thời gian qua, Vĩnh Phúc tăng cường các biện pháp nhằm tạo hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận lợi, giá thuê đất hợp lý. Ông Bùi Minh Hồng, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng ở các Khu công nghiệp Kim Hoa, Cụm công nghiệp Khai Quang, Cụm công nghiệp Quang Minh… và chủ động dành quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp mới theo yêu cầu của thị trường.

Hiện nay, 83% đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng và xây dựng hoàn thiện hạ tầng. Không chỉ nhanh chóng tiếp cận mặt bằng, nhà xưởng có sẵn, các doanh nghiệp thuê đất còn được bảo đảm về nguồn điện, nước, an ninh trật tự, được miễn giảm phí quản lý, sử dụng hạ tầng. Bởi vậy, mặt bằng tại các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay, Vĩnh Phúc đã thu hút trên 5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có sự hiện diện của nhiều tập đoàn toàn cầu như Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); De Heus (Hà Lan)… và nhiều doanh nghiệp trong nước như: FLC, VinGroup, Sun Group, Sông Hồng Thủ đô, Thép Việt Đức… 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.