Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức bật từ vốn ODA

PV - 10:13, 26/02/2019

Trong điều kiện hạn chế tối đa đầu tư công để kiềm chế lạm phát thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ nước ngoài thực sự là một trợ lực đối với các địa phương miền núi. Từ nguồn vốn này, các công trình điện, đường, trường, trạm,… đã được xây dựng, tạo nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể lấy tuyến đường hơn 10km từ thôn Nà Pán vào thôn Nặm Tốc của xã Đôn Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn) làm dẫn chứng. Trước đây, để vào được Nặm Tốc phải mất gần 4 tiếng đồng hồ đi bộ, lội suối, vượt đồi… Từ 20 tỷ đồng vốn ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và hơn 9 tỷ đồng vốn đối ứng của tỉnh Bắc Kạn, hiện tuyến đường Nà Pán-Nặm Tốc đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho bà con người Dao ở Nặm Tốc đi lại, giao lưu thuận tiện, từ đó cuộc sống cũng được cải thiện hơn.

Vốn ODA góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông miền núi. Vốn ODA góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông miền núi.

Những dự án mang tầm chiến lược ở vùng DTTS và miền núi, vốn ODA thực sự là trợ lực không chỉ với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn tác động tích cực đến đời sống của đồng bào các DTTS. Có thể kể đến Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai được triển khai tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La). Dự án được thiết kế với 78 tiểu dự án tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, chỉnh trị sông ngòi, kè chống sạt lở, đường giao thông; tổng vốn đầu tư là hơn 2.900 tỷ đồng), trong đó vốn vay ODA của JICA là 2.365 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, Dự án sẽ giúp cho khoảng 420.000 hộ hưởng lợi trực tiếp, có điều kiện tiếp cận dễ dàng với nơi cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; đặc biệt là tăng khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án đã được chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 2016, đến cuối năm 2018, công tác chuẩn bị Dự án đã thực hiện xong.

Nói như vậy để thấy, nguồn vốn ODA thực sự là trợ lực đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, không tự cân đối được nguồn ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Ngoài nguồn vốn viện trợ không hoàn lại thì có nhiều nguồn vốn ODA được cho vay với lãi suất ưu đãi (như lãi suất các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0,75-2,3%/năm; của Ngân hàng Thế giới là 0%/năm, nhưng phải trả phí dịch vụ là 0,75%/năm; vay ODA Hàn Quốc có lãi suất dao động từ 0% đến 2% tùy điều kiện đấu thầu, vay ODA Ấn Độ có lãi suất khoảng 1,75%/năm…).

Ngoài ưu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn của ODA thường rất dài (như các khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm; Ngân hàng Thế giới là 40 năm; Ngân hàng Phát triển châu Á là 32 năm…).

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn ODA có thể đàm phán, ký kết đạt khoảng 20-25 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 25-30 tỷ USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn 2011-2015 chưa kịp giải ngân). Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA đang còn nhiều điều đáng phải lưu ý.

Đầu tiên là phải kể đến việc nước ta đã “tốt nghiệp” nguồn vốn IDA (nguồn vốn vay với lãi suất bằng không, cung cấp cho các nước nghèo) của Ngân hàng Thế giới-WB, kể từ ngày 01/07/2017. Và từ ngày 01/01/2019, chúng ta cũng không được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn ADF (nguồn vốn vay có kỳ hạn và lãi suất đều, ưu đãi hơn cho người vay) của Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB (phải vay với lãi suất cao, thời gian vay và thời gian ân hạn giảm)...

Ngoài ra, các đối tác cấp ODA khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng đã có điều chỉnh tương đối khắt khe với bên nhận tài trợ như các quy định về chính sách thuế đối với nhà thầu, tư vấn,…

Trong điều kiện các đối tác cấp vốn ODA đã có những điều chỉnh nhất định, thì nước ta cũng cần phải có tầm nhìn dài hạn cho giai đoạn sau năm 2020. Đặc biệt, là phải quán triệt nguyên tắc, không có “bữa trưa miễn phí” để tính toán lợi ích, sử dụng hiệu quả các khoản vay ODA, từ đó mang lại hiệu quả tối đa nhất cho nền kinh tế.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.