Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để phù hợp với phát triển

Nguyệt Anh - 16:30, 28/07/2022

Ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo góp ý hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Thời gian dự kiến trình Quốc hội là Kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thời gian thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là Kỳ họp thứ 8 năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- Hoàng Đạo Cương chủ trì Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- Hoàng Đạo Cương chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương khẳng định, sau 20 năm ban hành Luật Di sản văn hóa và hơn 10 năm luật được sửa đổi bổ sung, hoạt động phát huy di sản văn hóa ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, tạo thế và lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung ương và địa phương.

“Trước những yêu cầu đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, Luật Di sản văn hóa cũng dần bộc lộ những hạn chế, bất cập về nội dung và hình thức. Do đó, việc tiếp tục góp ý, sửa đổi bổ sung là thật sự cần thiết để phát triển, điều chỉnh hóa những vấn đề còn vướng mắc để phát huy hơn nữa công tác bảo tồn di sản văn hóa,” Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Trình bày tóm tắt Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho hay, việc góp ý hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) nhằm mục đích: Thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng, Nhà nước được ban hành trong thời gian qua; Xây dựng Luật Di sản văn hóa ngày càng hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm tính phù hợp, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…

Hội thảo đã nhận được 36 tham luận góp ý của các chuyên gia về việc đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Việc góp ý nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa là phù hợp với thực tiễn
Việc góp ý nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa là phù hợp với thực tiễn (Ảnh minh họa)

Với tham luận về di sản đô thị, GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính nêu, Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 chưa đề cập đến khái niệm, thuật ngữ di sản đô thị hoặc di sản kiến trúc nông thôn. Trên thực tế, các quỹ kiến trúc đô thị và nông thôn luôn rơi vào tình thế mâu thuẫn đối kháng, thách thức không thể giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa đòi hỏi bảo tồn và nhu cầu sử dụng, phát triển. Đề xuất khái niệm và thuật ngữ di sản đô thị, di sản nông thôn cần được đưa vào Luật di sản văn hóa sửa đổi.

PGS.TS Tống Trung Tín nhấn mạnh, từ lâu, giới khảo cổ học đã mong đợi việc sửa đổi, bổ sung Luật Di sản Văn hóa. Xuất phát từ thực tiễn, PGS.TS Tống Trung Tín nêu một số bất cập. Việc thực hiện các điều luật bảo vệ di sản văn hóa ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa nghiêm. Vấn đề bảo vệ di tích sau khai quật trong Luật vẫn còn thiếu, chưa chặt chẽ. Việc xử lý các di tích, di vật sau khai quật, di dời cũng đang là một vấn đề. Một số di vật sau khi đã xây dựng hồ sơ khoa học thì được chôn lấp (hoặc vứt bỏ), chỉ giữ mẫu hiện vật và các hiện vật được đánh giá quan trọng để trưng bày. Điều này gây ra lãng phí di sản, đặc biệt sẽ gặp khó khăn khi đặt vấn đề nghiên cứu lại thì không còn di vật nữa, trong trưng bày cũng không còn di vật để trưng bày. Vì vậy, cần phải có những quy định rõ ràng trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng xin ý kiến của các bộ, ngành, cùng các địa phương trên toàn quốc. Các nhà lãnh đạo, chuyên gia về lĩnh vực di sản văn hóa đều có chung nhận định: Việc góp ý nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa là phù hợp với thực tiễn và mong muốn của những người công tác trong lĩnh vực di sản. Hy vọng, hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ sớm được thông qua để góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.