Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam

Hoàng Quý - 16:00, 31/05/2022

Sáng 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; sau đó Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp

Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và báo cáo, thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan, tổ chức hữu quan để tiếp thu, hoàn chỉnh trình Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng thông tin thêm một số nội dung: Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; nội dung liên quan đến sở hữu công nghiệp; nội dung liên quan đến giống cây trồng; về đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì liên quan đến một số đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan… đều đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, các nhà khoa học, các đối tượng chịu tác động để sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật lần này. Một số đại biểu đã cho ý kiến: Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; đưa việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết; làm rõ quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả; quy định rõ các biện pháp bảo đảm quyền tác giả cho người khuyết tật…

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Kết luận Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, có tất cả 18 lượt đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho Phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã giải trình những ý kiến của các đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Ủy ban Pháp luật tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các đơn vị hữu quan tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật, trình Quốc hội xem xét như báo cáo.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.