Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sông Mã (Sơn La): Đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng công trình thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Minh Phương - 18:05, 05/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng 80 công trình và thực hiện duy tu các công trình tại 15 xã khu vực III, 4 bản đặc biệt khó khăn thuộc 3 xã khu vực I.

Một góc thị trấn sông Mã hôm nay.
Một góc thị trấn sông Mã hôm nay.

Huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) là huyện biên giới có 18 xã, 1 thị trấn, dân số gần 150.000 người, trong đó hơn 87% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021-2025, huyện Sông Mã đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn.

Thời gian qua, huyện Sông Mã đã đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng 80 công trình và thực hiện duy tu các công trình tại 15 xã khu vực III, 4 bản đặc biệt khó khăn thuộc 3 xã khu vực I. Trong đó, có 15 công trình giao thông, 5 công trình thủy lợi, 46 nhà văn hóa, 7 cây cầu, 6 nhà lớp học và 1 dự án điện nông thôn.

Qua đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, đã góp phần nâng tỷ lệ bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa đạt gần 55%; 97% số hộ được sử dụng điện lưới an toàn; gần 99% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đường về bản Kéo, xã Huổi Một.
Đường về bản Kéo, xã Huổi Một, huyện Sông Mã.

Thời gian tới, UBND huyện Sông Mã sẽ tiếp tục lồng ghép, ưu tiên các nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án, công trình mà người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn có nhu cầu cấp thiết, như cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thông, hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà lớp học, nhà văn hóa xã, bản...

Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tăng 2 lần so với năm 2020; 85% số bản có đường từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 100% số xã có trường, lớp học được xây dựng kiên cố; giảm trên 20% số xã, bản đặc biệt khó khăn...

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.