Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La: Xác lập kỷ lục rừng hoa sơn tra Ngọc Chiến lớn nhất Việt Nam và Khai mạc Ngày hội Hoa Sơn tra năm 2024

Minh Nhật - Vàng Ni - 08:05, 10/03/2024

Tại lễ khai mạc Ngày hội Hoa Sơn tra năm 2024 xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La ngày 9/3 diễn ra nhiều hoạt động tưng bừng, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

khai mạc ngày hội hoa sơn tra xã Ngọc Chiến
Khai mạc ngày hội hoa sơn tra xã Ngọc Chiến

Tại lễ khai mạc đại diện Hội kỷ lục gia Việt Nam đã Công bố và trao chứng nhận bảo hộ độc quyền ngày hội; rừng hoa sơn tra bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến được xác nhận là “Rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam”.

Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, đến cuối năm 2023, xã Ngọc Chiến có 2.565 ha cây sơn tra, trong đó có hơn 1.400 ha đã cho hoa, quả; được xác lập kỷ lục là rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng công nhận “Xã có rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam” cho lãnh đạo xã Ngọc Chiến
Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng công nhận “Xã có rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam” cho lãnh đạo xã Ngọc Chiến

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình 1800m so với mực nước biển; nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là nơi sinh sống của 4 dân tộc anh em với truyền thống văn hóa lâu đời và bản sắc văn hóa độc đáo. Ngọc Chiến từ lâu được ví như “Miền cổ tích” là điểm đến của hàng nghìn du khách trong và ngoài nước; Ngọc Chiến được thiên nhiên ban tặng hệ thống suối khoáng nóng với độ ấm trung bình từ 37- 40 độ vào bốn mùa, đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. 

Đặc biệt, rừng hoa sơn tra bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến ở độ cao trên 2000 mét so với mực nước biển, những cây sơn tra cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cứ mỗi độ xuân về lại khoe sắc trắng tinh khôi, trải khắp trên các sườn núi là thế mạnh để Ngọc Chiến thúc đẩy phát triển du lịch trải nghiệm bền vững, là cơ hội để du khách gần xa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa mang tên Sơn Tra.

Chủ tịch UBND huyện Mường La phát biểu khai mạc Ngày hội Hoa Sơn tra
Chủ tịch UBND huyện Mường La phát biểu khai mạc Ngày hội Hoa Sơn tra

Phát biểu khai mạc, ông Phùng Mạnh Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Mường La, nhấn mạnh: Huyện Mường La xác định du lịch là khâu đột phá đưa kinh tế - xã hội của huyện phát triển; từng bước nâng cao đời sống Nhân dân; trong đó, trọng tâm xây dựng điểm du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã, du lịch Ngọc Chiến đã và đang hình thành, phát triển và ghi dấu ấn đậm nét trong lòng đông đảo du khách; nhiều sản phẩm du lịch đã được xây dựng, đặc biệt là Ngày hội Hoa Sơn tra được tổ chức thường niên. Tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất giúp kết nối mọi người, kết nối cộng đồng, kết nối các công ty, du khách cùng trải nghiệm và tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác các tài nguyên du lịch của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Cùng với đó, góp phần quảng bá, gìn giữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng cao đến với người dân cả nước và quốc tế.

Cuộc thi giã bánh giầy tại bản Nậm Nghẹp
Cuộc thi giã bánh giầy tại bản Nậm Nghẹp

Trong không gian của Ngày hội cũng diễn hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của các xã vùng cao Tây Bắc. Thu hút sự tham gia của 19 gian hàng giới thiệu, quảng bá hơn 100 sản phẩm sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp an toàn, các loại nông sản đặc trưng của các hộ dân, HTX, doanh nghiệp của huyện Mường La, Bắc Yên tỉnh Sơn La và các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Các sản phẩm được các địa phương trưng bày công phu, đặc sắc, thể hiện nét đặc trưng riêng của từng địa phương ở mỗi gian hàng.

Hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của các xã vùng cao
Hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của các xã vùng cao

Tiêu biểu như gạo nếp tan, sản phẩm OCOP 4 sao của xã Ngọc Chiến; các loại hoa quả sạch như táo, cam, mít của HTX Đoàn Kết; các loại rau sạch của HTX Thành Công xã Ngọc Chiến; Chè Tà Xùa, táo mèo khô huyện Bắc Yên; mật ong rừng Trạm Tấu; gạo nếp tan Cao Phạ của Mù Cang Chải; trưng bày ảnh đẹp văn hóa, du lịch vùng Tây Bắc; các trò chơi dân gian.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Nhớ mùa hoa sơn tra”
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Nhớ mùa hoa sơn tra”

Lễ khai mạc cũng đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Nhớ mùa hoa sơn tra” với các màn hát múa đặc sắc, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước, quê hương Sơn La, vẻ đẹp quê hương Mường La, Ngọc Chiến... Đặc biệt, là màn trình diễn bay dù lượn... cùng nhiều hoạt động trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Thái để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng đông đảo du khách.

Nằm trong chuỗi sự kiện của Ngày hội, trong ngày 10/3 tại bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến tiếp tục diễn ra các hoạt động trải nghiệm ngắm rừng hoa sơn tra; các trò chơi dân gian và giao lưu văn nghệ cộng đồng...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.