Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tùng Nguyên - 19:01, 14/10/2024

Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Nguồn vốn Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang trợ lực kịp thời để Sơn La tạo đột phá phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. (Trong ảnh: Xã viên Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè Tân Lập - Mộc Châu thu hái chè)
Nguồn vốn Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang trợ lực kịp thời để Sơn La tạo đột phá phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. (Trong ảnh: Thành viên Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè Tân Lập - Mộc Châu thu hái chè)

Thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh đạt 5.646,9ha (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 1.299,3ha; trồng rừng sản xuất 4.347,6ha); qua đó đưa tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh cuối năm 2023 ước đạt 47,5%. Đồng thời, với nhiều chính sách khuyến khích, tỉnh đã thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ở một số địa bàn khó khăn của tỉnh (Doanh nghiệp chế biến gỗ khu công nghiệp Tà Xa (huyện Mai Sơn), Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm công nghệ cao của Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần Liên Việt…).

Sự phát triển của ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La có sự trợ lực kịp thời từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Với việc triển khai các nội dung của Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân (Tiểu Dự án 1); Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (Tiểu Dự án 2), ngành Lâm nghiệp của tỉnh có thêm nguồn lực quan trọng để phát triển.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, tổng kinh phí của cả giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh là hơn 1.789 tỷ đồng. Trong đó, vốn thực hiện Tiểu Dự án 1 là 624,172 tỷ đồng; thực hiện Tiểu Dự án 2 là gần 1.165 tỷ đồng.

“Trừ Tp. Sơn La thì nguồn vốn thực hiện Dự án 3 được phân bổ chi tiết cho 11 huyện trên địa bàn theo Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Sơn La về thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025”, ông Huệ cho biết.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển trồng cà phê theo chuỗi giá trị. Ảnh minh họa
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển trồng cà phê theo chuỗi giá trị. Ảnh minh họa

Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Nguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này cho thấy, quyết tâm của tỉnh trong mục tiêu hoàn thành Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I theo đúng lộ trình.

Nhưng trước mắt, tỉnh Sơn La phải tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án 3 trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, khi thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, các địa phương trên địa bàn tỉnh lúng túng trong việc xây dựng dự án, phương án hỗ trợ một số nội dung, nhiệm vụ.

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, một khó khăn của tỉnh Sơn La cũng như các địa phương khi triển khai Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 là một số văn bản hướng dẫn, dẫn chiếu tới nhiều văn bản, thông tư khác nhau; cùng một nội dung nhưng lại thuộc nhiều Chương trình MTQG.

Thực hiện Tiểu Dự án 2 của Dự án 3, năm 2024, tỉnh Sơn La sẽ triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Vân Hồ; với tổng kế hoạch vốn là 118,214 tỷ đồng; trong đó, ngân sách hỗ trợ 56,414 tỷ đồng, còn lại là vốn tín dụng chính sách và vốn huy động hợp pháp khác.

Chỉ riêng nội dung hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị (Nội dung số 01 thuộc Tiểu Dự án 2), đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thì thực hiện theo Khoản 3, Điều 6 - Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thì thực hiện theo Khoản 2, Điều 11 - Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính; đối với Chương trình 1719 thì thực hiện theo Khoản 1, Điều 11 - Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.

Sau khi có hướng dẫn của Trung ương, ngày 29/8/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định rõ, đối với nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719 được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 - Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính.

Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND được ban hành sẽ tháo gỡ những khó khăn, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719. Đây là tiền đề để tỉnh Sơn La hoàn thành mục tiêu của Chương trình, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp vùng DTTS của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.