Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sóc Trăng: Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong vùng đồng bào Khmer

Như Tâm - 08:23, 11/11/2023

Đồng bào Khmer của tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Châu Thành nói riêng đang háo hức chờ đón ngày Lễ lớn cuối cùng trong năm- Lễ Oóc Om Bóc ( diễn ra cuối tháng 11 dương lịch). Điều phấn khởi, năm nay có nhiều công trình, dự án thuộc chương trình MTQG đầu tư cho vùng đồng bào Khmer được thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại sự khởi sắc trong vùng đồng bào Khmer. Theo đó, dự báo đồng bào Khmer sẽ được đón Lễ Oóc Om Bóc trong điều kiện thuận lợi đầy đủ cả vật chất và tinh thần.

Trương Quốc Điền Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng ( Bìa Phải) tham quan các mô hình áp dụng khao học kỷ thuật của đồng bào vừa chuyển đổi nghề
Ông Trương Quốc Điền Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng ( Bìa Phải) tham quan các mô hình áp dụng khoa học kỷ thuật của đồng bào vừa chuyển đổi nghề

Gia đình anh Lưu Minh Ly và chị Sơn Thị Vương ở ấp Sa Bâu, xã Thuận Hoà, huyện Châu Thành đang rất vui chờ đến ngày đón Lễ lớn Oóc Om Bóc của dân tộc mình. Chị bảo, qua từng năm, điều kiện kinh tế của gia đình cũng đã được nâng lên rất nhiều. Gia đình sẽ mua sắm chuẩn bị đầy đủ, tươm tất các lễ vật để đón Lễ. 

Cũng theo lời chị Vương, trước đây, vợ chồng anh chị thuộc hộ nghèo, không đất sản xuất. Năm 2022, gia đình được huyện xét hỗ trợ 10 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, là 1 máy phun thuốc, 1 máy cắt cỏ, nhờ đó mà chồng chị có thêm việc làm lúc nhàn rỗi là cắt cỏ, và phun thuốc thuê. Một ngày cũng kiếm được hơn 200 ngàn đồng. "Gia đình tôi còn được hỗ trợ 1 căn nhà đại đoàn kết. Bây giờ có nơi ổn định, nguồn thu nhập của cả hai vợ chồng từ làm công nhân cho Công ty tại khu công nghiệp An Nghiệp, cùng với thu nhập làm thêm, vợ chồng tôi đã đủ sức lo cho 3 đứa con đàng hoàng. Hai vợ chồng tôi quyết tâm sẽ không để tái nghèo, vì sự hỗ trợ của Nhà nước quá đầy đủ", chị Vương bộc bạch.

Chị Vương và người dân ấp Sa Bâu còn có một niềm vui khác, đó là tuyến lộ bê tông, đầu tư giai đoạn 1, rộng 3.5m, dài 1,4km, với kinh phí xây dựng trên 2 tỷ đồng vừa đưa vào sử dụng giúp bà con thuận lợi trong việc đi lại, giao thương hàng hóa, các em học sinh đi học dễ dàng. 

Ông Thạch Được, Trưởng Ban công tác mặt trận ấp Sa Bâu cho biết, đời sống kinh tế gia đình của bà con Khmer nay đã khởi sắc rồi. Nhờ con lộ đal này, mà nông sản bây giờ được thương lái vào thu mua tận nơi. Ngoài trồng lúa, tại ấp Sa Bâu này còn có vùng chuyên canh trồng táo với diện tích lớn, nên bà con không còn lo lắng khâu vận chuyển nông sản sau thu hoạch nữa.

 “Được địa phương đầu tư tuyến lộ bê tông, bộ mặt của ấp tiến bộ rất nhiều. Đường nông thôn được mở rộng, con cái đi học dễ dàng, rồi nông sản thì được mua có giá hơn. Bà con ở đây vui mừng phấn khởi lắm khi mà được địa phương quan tâm đầu tư như vậy”,  Ông Thạch Được cho biết.

Bà Đặng Thị Diễm Phương, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành cho biết: Những năm qua, nguồn kinh phí từ việc triển khai thực hiện có hiệu các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho nhiều địa phương huyện Châu Thành, trong đó có xã Thuận Hòa. Ví dụ như, vừa qua xã đã triển khai hỗ trợ nhiều mô hình chuyển đổi ngành nghề, trong đó thì có mô hình hỗ trợ mua máy phun thuốc, máy các cỏ, nhờ đó mà người dân tăng thêm thu nhập.

Tuyến lộ giao thông mới ấp Sa Bâu, xã Thuận Hoà huyện Châu Thành ( Sóc Trăng)
Tuyến lộ giao thông mới ấp Sa Bâu, xã Thuận Hoà, huyện Châu Thành

 Theo báo cáo của huyện Châu Thành,chỉ tính riêng trong năm 2022, tổng nguồn vốn để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Châu Thành là trên 28 tỷ đồng, gồm xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. 

Bên cạnh đó, địa phương còn thực hiện triển khai đồng bộ, lồng ghép các chương trình dự án như đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất… Nhờ vậy, đến nay, tất cả 7 xã của huyện đều đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 5,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn hơn 3,3%.

 Ông Trương Quốc Điền Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của UBND tỉnh và các Sở, ban ngành tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện và phối hợp tốt của Uỷ ban Mặt trận TQVN và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; sự đồng thuận, nhất trí cao của toàn xã hội đối với việc thực hiện các nội dung, dự án CTMTQG. 

Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia được triển khai sâu rộng; người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình, từ đó phát triển và trở thành phong trào tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường; các mô hình sản xuất được triển khai cơ bản góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 "Cái lớn nhất thông qua Chương trình này, là sự đồng thuận cao của đồng bào, từ đó đồng bào nâng cao được ý chí tự lực, tự cường tự vươn lên trong cuộc sống để làm giàu cho gia đình và đóng góp cho xã hội", ông Điền nhận định. 

Từ các chương trình mục tiêu quốc gia, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đóng góp tích cực của người dân, đến nay, vùng đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đã thay da đổi thịt. Những ngôi nhà sợ mưa, ngại nắng trước đây được thay bằng nhà tường kiên cố, vững chắc, giao thông nông thôn được bê tông hoá, bà con được hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo… 

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.