Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập từ chính sách hỗ trợ người lao động DTTS

PV - 06:29, 08/12/2023

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi là một trong những nội dung thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)". Xác định vai trò quan trọng của nội dung này, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng quan tâm
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng quan tâm thúc đẩy

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2021 - 2023, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho đồng bào các DTTS được tỉnh Sóc Trăng quan tâm thực hiện kịp thời, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Theo lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ngày càng gắn với nhu cầu doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động; hệ thống giáo dục nghề nghiệp, việc làm trên địa bàn tỉnh được được sắp xếp tinh gọn, phát huy hiệu quả hoạt động, hiện có hơn 150 ngành, nghề đào tạo, quy mô tuyển sinh trên 23.000 người/năm; toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được: 29.705 người (trong đó, có 4.670 người là đồng bào dân tộc thiểu số), tỷ lệ tốt nghiệp bình quân đạt trên 90%/năm; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%, (trong đó, người dân tộc thiểu số sau học nghề có việc làm đạt trên 97,93%).

Giải quyết việc làm cho 43.880 lao động (trong đó có trên 7.800 người là đồng bào DTTS); đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bình quân 317 người/năm (trong đó có 26 người là đồng bào DTTS), tổ chức 78 phiên giao dịch việc làm ở các địa phương, trực tuyến và tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Theo kế hoạch năm 2023, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện công tác đưa người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chương trình du học sinh vừa học, vừa làm trên 81 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh là 30,4 tỷ đồng (hỗ trợ một phần chi phí ban đầu cho lao động (không thuộc đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia); thuộc ngân sách Trung ương là 50,8 tỷ đồng (hỗ trợ chi phí học nghề, ngoại ngữ, chi phí ban đầu cho lao động (thuộc đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia)

Tính đến cuối tháng 8/2023, toàn tỉnh đã thực hiện được 307 trường hợp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chương trình du học sinh. Các đơn vị thực hiện đạt tỷ lệ cao so với chỉ tiêu đề ra có thể kể đến huyện Cù Lao Dung (30/30); Long Phú (37/48); thị xã Vĩnh Châu (54/72)… Tỉnh cũng phấn đấu giai đoạn 2025 - 2030, hằng năm có khoảng 1.000 - 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm.

Là một trong những gia đình được thụ hưởng chính sách này, chị Kim Thị Ngọc, ở ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, có 2 đứa con đều cho đi du học tại Đài Loan (Trung Quốc) theo chương trình vừa học vừa làm. Chị Ngọc cho hay: Con trai học xong lớp 9, chị cho sang Đài Loan (Trung Quốc) học phổ thông nghề công nghệ thực phẩm, VHVL nên gia đình không phải lo chi phí ăn học. Khi học xong sẽ tiếp tục ở lại làm việc. Đầu năm 2023, con gái chị sau khi tốt nghiệp THPT tiếp tục theo chương trình này sang Đài Loan.

“Tôi nhận thấy đây là một chương trình hiệu quả, giúp tạo cơ hội nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho những người trẻ, nhất là lớp trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp”, chị Ngọc chia sẻ

Còn anh Châu Tuấn, ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu chia sẻ: “Cũng nhờ chính sách hỗ trợ của tỉnh, gia đình anh đã có cơ hội cho con trai được đi nước ngoài vừa học vừa làm. Với mức lương 40 triệu đồng/tháng, 4 năm qua, gia đình anh không phải lo học phí cho con.

Tư vấn, hướng nghiệp sớm cho học sinh sẽ phân luồng nghề để không bị đọng nguồn lao động. ( trong ảnh: tư vấn nghề tại trườngTHPT Đại Ngãi ( Sóc Trăng)
Một buổi tư vấn nghề tại trườngTHPT Đại Ngãi ( Sóc Trăng)


Quan tâm lĩnh vực xuất khẩu lao động

Ông Trần Nhuận Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Nhiều lao động vùng DTTS đã có cơ hội đổi đời nhờ chương trình đi nước ngoài lao động theo diện vừa học, vừa làm. Điều này góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến thời điểm này, thị xã Vĩnh Châu có 8 lao động và học sinh, sinh viên tiếp cận vay vốn theo Nghị quyết số 02 của HĐND tỉnh, với mức hỗ trợ vay vốn từ 100 - 200 triệu đồng”.

Theo bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, xã hội tỉnh Sóc Trăng nhận định: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chương trình du học sinh vừa học, vừa làm là hết sức quan trọng. 

“Việc đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và tuyển sinh tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời, giúp cho người lao động tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học, công nghệ ở các nước phát triển, sau khi kết thúc thời gian đi làm việc, học tập ở nước ngoài về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động có trình độ kỹ năng nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh”, bà Phúc nói.

Nhờ các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS  tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm trên 4,5%/năm. 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.