Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển

Hạnh Nguyên - 06:08, 24/11/2023

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã triển khai các chương trình như “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn biên phòng” nhằm quan tâm, chăm sóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng DTTS, khu vực biên giới (KVBG) biển. Thông qua đó, giúp nhiều em được đến trường học tập, góp phần tích cực vào sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa khu vực biên giới biển của tỉnh.

Chương trình “Nâng bước em tới trường” luôn được BĐBP tỉnh Sóc Trăng trao ngay từ những tháng đầu năm học
Nguồn kinh phí để “Nâng bước em tới trường” luôn được BĐBP tỉnh Sóc Trăng trao ngay cho các em học sinh từ những tháng đầu năm học

Không để trẻ em nghèo bơ vơ

Ngay sau khi Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phát động trong lực lượng BĐBP cả nước, Chương trình “Nâng bước em tới trường” và sau đó là mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”, đã được cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sóc Trăng tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện. Bởi trên KVBG biển của tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, nhiều em học sinh thất học, hoặc bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ...

Để thực hiện có hiệu quả chương trình này, căn cứ tình hình thực tế đơn vị, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã giao chỉ tiêu cho mỗi cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu, cụ thể: mỗi đồng chí trong Bộ Chỉ huy nhận đỡ đầu ít nhất 02 em; mỗi Phòng, Văn phòng 02 em; mỗi Đồn Biên phòng (ĐBP), Hải đội 02 em. Từ năm 2016 đến nay, các đơn vị đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ 36 em trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” với mức hỗ trợ 500.000đồng/em/tháng.

Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan, đơn vị BĐBP Sóc Trăng; hằng tháng cán bộ chiến sĩ trích lương, phụ cấp để tạo quỹ học bỗng, cho đến từng túi gạo tiết kiệm từ mô hình “Hũ gạo tình thương” của bếp ăn, quỹ tăng gia sản xuất ở đơn vị. 

Bên cạnh đó, đơn vị còn vận động mạnh thường quân để có thêm những phần quà thiết yếu, mang theo trong những chuyến công tác xuống địa bàn để thăm hỏi, động viên gia đình và các em. Tình cảm gắn bó quân dân được thể hiện bằng những việc làm rất thiết thực, chia sẻ khó khăn đến từng hoàn cảnh, chung sức với địa phương kết nối yêu thương, chăm lo cho người nghèo.

Là một trong những em được hỗ trợ trong Chương trình " Nâng bước em đến trường", em Nguyễn Ngọc Ý, học sinh lớp 11 trường THCS &THPT xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu chia sẻ: Gia đình em không có đất canh tác, bố mẹ phải đi làm thuê, làm mướn vẫn không đủ ăn, trong khi anh hai em bị bệnh thiểu năng từ nhỏ, đã có lúc em tính đến chuyện nghỉ học để phụ giúp bố mẹ, nhưng từ lúc được các chú Đồn Biên phòng Lai Hoà hỗ trợ học bổng hằng tháng, nên em lại được đến trường. 

"Các chú còn mua đồ dùng học tập và thường xuyên động viên nên năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến, em cảm ơn các chú Biên phòng nhiều lắm, em hứa sẽ cố gắng học thật tốt để sau này làm người có ích cho xã hội để không phụ lòng các chú", em Ý bộc bạch thêm.

Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” đã kịp thời hỗ trợ các học học sinh có hoàn cảnh khó khăn KVBG biển Sóc Trăng tiếp bước đến trường
Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” đã kịp thời hỗ trợ các học học sinh có hoàn cảnh khó khăn KVBG biển Sóc Trăng tiếp bước đến trường

Củng cố tình quân dân sâu sắc

Bà Dương Thị Dễ, ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề vốn là hộ cận nghèo, tuổi cao, hằng ngày phải đi bán vé số để kiếm tiền trang trải cuộc sống; khi con bà ly hôn để lại cho bà đứa cháu ngoại mới vào lớp 1, nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Chương trình mà cháu bà được tiếp tục đến trường. Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Trung Bình đã thường xuyên thăm hỏi, động viên, đồng thời hỗ trợ thêm gạo, quà cho bà cháu. 

“Cháu tôi được các chú BĐBP giúp đi học từ lớp 1 cho tới giờ. Mấy chú không chỉ lo cho cháu tôi mà ngày lễ, tết còn tới cho quà, tôi không bao giờ quên ơn, tôi cảm ơn nhiều lắm”, bà Dương Thị Dễ xúc động chia sẻ.

Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” được quần chúng Nhân dân và các gia đình được hỗ trợ ghi nhận, đánh giá cao; làm tiền đề và nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho các cháu có điều kiện tiếp tục tới trường; qua đó đã góp phần xây dựng và củng cố vững chắc mối quan hệ đoàn kết quân dân gắn bó trên KVBG biển của tỉnh.

Đại tá Lê Văn Anh, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: Qua 5 năm thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường”,  BĐBP Sóc Trăng đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, các ban ngành đoàn thể địa phương đã trao tặng 546 phần quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp Tết Trung thu; tặng 489 phần quà cho các em học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng và trao tặng hơn 1.000 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ đồng. 

Ngoài ra, đơn vị còn vận động và trao tặng gần 100 chiếc xe đạp, trên 100 triệu đồng hỗ trợ tập sách và dụng cụ học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi ở KVBG biển của tỉnh. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.