Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

P. Trân – Ý Vy - 13:04, 19/11/2020

Cùng với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sóc Trăng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trở thành 1 trong 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Đến nay chương trình đã lan tỏa rộng khắp, qua đó góp phần tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Sản phẩm OCOP được trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP - Sóc Trăng năm 2020
Sản phẩm OCOP được trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP - Sóc Trăng năm 2020

Hiện nay, Sóc Trăng có nhiều đặc sản, sản phẩm chất lượng cao như: các loại gạo đặc sản ST, hành tím Vĩnh Châu; bánh Pía, lạp xưởng; tôm đông, trái cây các loại (bưởi, xoài, sầu riêng, nhãn, vú sữa, dừa, cam,… đặc biệt, gạo ST25 của Sóc Trăng đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019".

Tính đến cuối tháng 10, Sóc Trăng có 99 sản phẩm xếp hạng (so với chỉ tiêu Đề án là 35 sản phẩm, đạt và vượt 282%), trong đó có 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 75 sản phẩm đạt hạng 3 sao của 52 chủ thể bao gồm 17 Doanh nghiệp, 11 Hợp tác xã và 24 Hộ kinh doanh, thăng hạng 08 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá xếp hạng Trung ương đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia (sản phẩm OCOP 5 sao).

Trên cơ sở đó, Sóc Trăng xác định, sẽ tiếp tục phát triển thương mại của tỉnh, nhất là trong thực hiện giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản, đặc trưng của các vùng miền vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ và hệ thống phân phối lớn trên cả nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid – 19, nên việc kết nối giao thương gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng năm 2020.

Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho biết, qua hội nghị, ngành Công thương cũng như các doanh nghiệp đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác như: biên bản ghi nhớ kết nối cung cầu, liên kết sản xuất giữa Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước; biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Sóc Trăng và các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các hệ thống phân phối của các tỉnh, thành trên cả nước; giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất với hệ thống phân phối, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền…

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cũng tổ chức thành công lễ ra mắt Cửa hàng Giới thiệu - Liên kết - Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản - an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng tại điểm du lịch Chùa Chén Kiểu, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Sau gần 02 năm đi vào hoạt động, với chủ trương xã hội hóa, ngành nông nghiệp đã chuyển giao Cửa hàng cho đơn vị tư nhân quản lý và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã hỗ trợ 07 địa phương (thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu và các huyện Cù Lao Dung, Châu Thành, Thạnh Trị, Mỹ Tú) ra mắt Cửa hàng an toàn vệ sinh thực phẩm, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Hoàng Thuấn, Chi Cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, các sản phẩm này được các đơn vị phân phối, bán lẻ, sàn giao dịch thương mại điện tử (Trung tâm thương mại CoopMart, VinMart, PostMart,…), ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.

 "Thành công bước đầu mà Chương trình mang lại, đã góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng doanh thu, giá trị và thị trường đối với các chủ thể. Đặc biệt là góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn”, ông Thuấn khẳng định. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.