Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Như Tâm - 05:13, 12/12/2023

Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...

Hoà thượng Tăng Nô( bên trái) và Thượng toạ Lý Đức chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nhân dịp lễ Sene Dolta năm 2023
Hoà thượng Tăng Nô (bên trái) và Thượng toạ Lý Đức chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nhân dịp lễ Sene Dolta năm 2023

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết: Người có uy tín trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng là những người được tín nhiệm, tin tưởng, tôn trọng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào. Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; gắn bó, vận động đồng bào đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer.

Tại Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 diễn ra tại Hà Nội trong các ngày từ 11-13/12, tỉnh Sóc Trăng có 10 vị được giới thiệu, xét chọn tham gia. Trong đó, có 2 vị sư điển hình là, Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức,.

Hoà Thượng Tăng Nô, hiện nay là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Khleang, là Người có uy tín trong vùng đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. 

Thành tích nổi bật của Hòa thượng Tăng Nô là, trong nhiều năm qua, Hoà thượng đã tuyên truyền chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đến được với trên 5.000 lượt sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer. Vận động các chùa hiến 10 ha đất để xây dựng trường học, đóng góp an sinh xã hội trên 44 tỷ đồng. Vận động các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức các lớp dạy chữ Khmer vào dịp hè cho sư sãi và con em đồng bào theo học. 

Hòa thượng còn thường xuyên tuyên truyền cho các chức sắc, Phật tử nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong suốt thời gian qua, Hoà thượng Tăng Nô luôn là tấm gương sáng sống “tốt đời, đẹp đạo”, được mọi người kính trọng. Với nhiều công lao đóng góp cho đạo và đời, Hoà thượng đã được tặng thưởng Bằng khen của Chủ tịch nước, nhiều bằng khen của bộ, ngành Trung ương và của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Thượng tọa Lý Đức, Đại biểu Quốc hội, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng,
Thượng tọa Lý Đức, ĐBQH, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng,

Bên cạnh đó, còn có Thượng toạ Lý Đức, Đại biểu Quốc hội, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Bô Tum Vong Sa Som Rông. Hòa thượng cũng là Người có uy tín đã có nhiều đóng góp quan trọng trong các hoạt động Phật sự và thế sự của tỉnh.

 Những năm qua, Thượng toạ đã tích cực vận động sư sãi, đồng bào Khmer hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đóng góp Quỹ Vì người nghèo; xây dựng nhiều mô hình về xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, vận động đồng bào phật tử tích cực tham gia đóng góp an sinh xã hội, với số tiền trên 10 tỷ đồng; hướng dẫn trụ trì, ban quản trị các chùa trong việc quản lý sư sãi thực hiện giáo lý, giáo luật của Phật giáo Nam tông Khmer; đồng thời, hướng dẫn sư sãi và phật tử tích cực tham gia sản xuất, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần; tích cực tham gia vào việc bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc, giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc, các lễ hội, phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo…, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Với vai trò là Đại biểu Quốc hội, Thượng toạ thường xuyên tham gia cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con và có những kiến nghị, đề xuất với các cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết. Thời gian qua, Thượng toạ đã được tặng nhiều bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.

“Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức là những tấm gương sáng, là niềm tự hào của cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển", Bí thư tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn khẳng định.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn nhấn mạnh, để tiếp tục phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào Khmer, thì cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với đội ngũ Người có uy tín. Qua đó, để Người có uy tín được phát huy hơn nữa vai trò của mình, gương mẫu đi đầu trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.