Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer đón Sene Đôlta ấm áp tại gia

N.Tâm - H.Diễm - 11:36, 07/10/2021

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất khu vực Nam bộ, chiếm hơn 30% dân số. Từ nhiều năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đến công tác dân tộc và triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn. Qua đó, đã cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, kịp thời hỗ trợ cho đồng bào vươn lên thoát nghèo, đời sống, văn hóa ngày càng khởi sắc. Do đại dịch Covid-19, Lễ Sene Đôlta 2021 của đồng bào dân tộc Khmer không thể diễn ra như mọi năm, nhưng Sóc Trăng cũng có nhiều hoạt động hướng về ngày lễ, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào.

Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước

Sene Đôlta (hay còn gọi là Pchum Ben) tương tự lễ Vu lan báo hiếu của người Kinh, thường được diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch, mang đậm nét văn hóa truyền thống, mọi hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với ngôi chùa Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, cũng như “làn sóng” hồi hương của đồng bào đi làm ăn xa xứ, nay quay về địa phương tránh dịch, đã làm hạn chế việc sinh hoạt rước Lễ Sene Đôlta tại chùa.

Đại đức Lý Phét - Trụ trì chùa Kandansi, tại thị xã Vĩnh Châu chia sẻ: "Dù địa phương đang thực hiện Chỉ thị 15 rồi, được phép đến chùa từng nhóm dưới 10 người, nhưng trong 2 tuần qua, nhà chùa đã vận động Phật tử đến chùa nhận gạo và thực phẩm về nấu cơm cúng ông bà rước lễ tại nhà, hạn chế đến chùa đông trong lúc này. Còn tại chùa, nhà chùa chỉ tổ chức Lễ Sene Đôlta đúng theo phong tục, với phạm vi nội bộ tại chùa, để phòng chống dịch bệnh”.

Trong dịp đón Lễ Sene Đôlta, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã trao tặng nhiều phần quà, nhu yếu phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng để đồng bào ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn, cùng đón lễ đầm ấm, trong mùa hiếu hạnh.

Phật tử nhận gạo và thực phẩm tại chùa Kandansi (Vĩnh Châu)
Phật tử nhận gạo và thực phẩm tại chùa Kandansi (Vĩnh Châu)

Với niềm vui bình an trong mùa dịch bệnh, được sum vầy bên gia đình, trong ngày lễ truyền thống của dân tộc, anh Diệp Minh Sang ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, chia sẻ: "Dù không có các hoạt động văn nghệ, thể thao náo nhiệt, hay cùng bà con trong phum, sóc đến chùa làm lễ, nhưng đối với tôi, đang trong vùng cách ly y tế phòng dịch như thế này, mà có gạo, thực phẩm từ chính quyền địa phương hỗ trợ để nấu mâm cơm cúng tử tế là gia đình tôi rất vui và biết ơn Nhà nước lắm rồi!”.

Ngoài việc bày tỏ sự quan tâm đến truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh ủy đã có những đoàn công tác đến tận chùa, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, thăm và gửi những món quà ý nghĩa đến các vị chức sắc, chức việc, Acha, sư sãi, Người có uy tín nhân ngày lễ trọng đại của đồng bào dân tộc Khmer.

Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thông tin, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định: Vừa phòng, chống dịch vừa bảo đảm an sinh, đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới và biển đảo. Qua đó, đã hỗ trợ, tạo điều kiện kịp thời cho đồng bào dân tộc Khmer có đủ lương thực, y tế chăm sóc sức khỏe được bảo đảm.

“Mùa Lễ Sene Đôlta năm nay, lãnh đạo Tỉnh ủy chỉ đạo không tổ chức các phần hội, mà các nhà chùa chỉ thực hiện phần lễ trong phạm vi nội bộ. Tôi luôn tin tưởng đồng bào, các vị sư sãi, cán bộ, chiến sĩ là người Khmer trong tỉnh luôn chia sẻ khó khăn cùng chính quyền địa phương; tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế góp phần thay đổi diện mạo phum, sóc  và sớm  vượt qua đãi dịch’’.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận