Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơ kết 3 năm thực hiện Luật Báo chí 2016

Hồng Phúc - 16:52, 04/12/2019

Sáng 4.12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016. Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì Hội nghị,

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội nghị

Trình bày báo cáo sơ kết, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc cho biết, kể từ thời điểm Quốc hội thông qua, năm 2016, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển vượt bậc. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được đảm bảo và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật định.

Những nội dung của Luật Báo chí 2016 về cơ bản phù hợp và bảo đảm tính hiệu lực trong quản lý, điều hành các hoạt động báo chí. Luật Báo chí quy định khá rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên. Các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí cho biết các cơ quan hành chính nhà nước đã bước đầu tích cực phản hồi thông tin của cơ quan báo chí.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, theo ông Lưu Đình Phúc, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn không ít bất cập như: Chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử, dẫn đến tình trạng “báo hóa”, gây khó khăn trong công tác quản lý; Luật cũng chưa quy định về báo in và tạp chí in, gây lúng túng cho cơ quan báo chí khi thực hiện, nhất là khi triển khai quy hoạch báo chí.

Về phía các cơ quan, đơn vị, tuy Luật Báo chí đã quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời báo chí, nhưng thực tế cho thấy "nhiều cơ quan hành chính nhà nước cử người phát ngôn cho có, mang tính đối phó; nhà báo, phóng viên liên lạc với người phát ngôn rất khó, bị né tránh bằng nhiều hình thức như trả lời chung chung hoặc khất hẹn". Cho đến nay, dường như chưa có trường hợp nào bị xử lý vì "né" trả lời, không cung cấp thông tin cho báo chí.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, những vấn đề tồn tại, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Báo chí sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu, nghiên cứu, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, hướng tới sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 phù hợp với thực tiễn nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động và phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.