Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới sắp chạm ngưỡng 214 triệu

PV - 09:51, 25/08/2021

Tính đến sáng 25/8, thế giới ghi nhận 213.947.741 ca nhiễm COVID-19, với 4.463.917 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 651.529 ca mắc mới, trong đó, Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 144.687 ca.


Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở thủ đô Colombo của Sri Lanka , ngày 24/8/2021. (Ảnh: xinhua)
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở thủ đô Colombo của Sri Lanka , ngày 24/8/2021. (Ảnh: xinhua)

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với tốc độ lây lan như hiện nay, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu có thể vượt 300 triệu ca vào đầu năm 2022. Đáng lo ngại là danh sách các nước và vùng lãnh thổ xuất hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục được nối dài.

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 25/8 cho thấy, hiện toàn thế giới có 191.436.335 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 18.047.489 ca bệnh đang điều trị thì có 17.934.640 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 112.849 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới. 

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 25/8, hiện 32,7% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine, với 24,6% được tiêm đầy đủ. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vẫn diễn ra không đồng đều, khi chỉ có 1,4% dân số tại các nước thu nhập thấp được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 54.449.327 trường hợp, trong đó có 1.162.842 ca tử vong và 49.458.660 ca được điều trị khỏi. Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại, Liên minh châu Âu (EU) hiện đang nỗ lực tăng cường bảo vệ nguồn cung vaccine bằng cách nâng cao năng lực sản xuất vaccine và mua vaccine mới.

Ngày 24/8, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA của hãng dược Pfizer/ BioNTech và hãng Moderna nhằm giúp tăng sản lượng vaccine. EMA cho biết các quyết định phê chuẩn này không cần Ủy ban châu Âu (EC) thông qua. Do vậy, các cơ sở này có thể bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất vaccine ngừa COVID-19.

Hiện Bắc Mỹ có 46.706.230 ca nhiễm bệnh, trong đó có 978.220 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 38.965.993 ca nhiễm và 648.126 ca tử vong vì COVID-19. Hiện mới chỉ có 52% dân số Mỹ được tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức kỳ vọng kết hợp với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã khiến nhiều bang tại Mỹ chật vật trong việc ngăn chặn số ca nhập viện gia tăng trong tháng 7 và tháng 8.

Mặc dù vậy, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho rằng nước này có thể kiểm soát được dịch COVID-19 và quay trở lại trạng thái bình thường vào mùa Xuân tới nếu tỷ lệ tiêm chủng trong người dân được tăng lên đáng kể. Theo ông Fauci, nếu đại đa số trong 90 triệu người Mỹ hiện chưa tiêm chủng mà đồng ý tiêm vaccine sau mùa Đông năm nay thì nước Mỹ có thể hy vọng vào việc bắt đầu kiểm soát tốt dịch COVID-19 vào mùa Xuân năm 2022.

Tính đến sáng 25/8, Nam Mỹ có 36.676.311 ca nhiễm COVID-19, với 1.123.117 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 20.615.008 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Hiện châu Á đang là “điểm nóng dịch bệnh trên thế giới”, với 68.308.168 ca nhiễm COVID-19. Trong nhiều ngày qua, khu vực này luôn đứng đầu thế giới về số ca mắc COVID-19 tính theo ngày.

Ngày 24/8, một quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay tổ chức này chỉ còn đủ vật tư y tế dùng trong 1 tuần tại Afghanistan sau khi các chuyến vận chuyển thiết bị y tế từ bên ngoài vào nước này bị chặn do các biện pháp kiểm soát an ninh siết chặt ở sân bay Kabul. Các quan chức WHO cũng quan ngại diễn biến hiện tại tại Afghanistan có thể khiến dịch COVID-19 lây lan mạnh khi tỷ lệ xét nghiệm tại quốc gia Tây Nam Á này đã giảm 77% trong tuần qua.

Tính đến sáng 25/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 7.655.036 trường hợp, trong đó có 191.193 ca tử vong và 6.742.428 ca bình phục.

Hiện châu Đại Dương có 151.948 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.991 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 45.734 ca, tiếp theo sau là Fiji với 44.490 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.